THỦ THUẬT GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG,
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
Phạm Thị Thanh Son
Gv. Khoa Kế toán - Tài chính
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước; tuy nhiên, hành vi trốn thuế trong các doanh nghiệp (DN) là khó có thể tránh khỏi. Từ trước đến nay, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thuế luôn được Nhà nước quan tâm hàng đầu nhưng vấn không khỏi những thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Một vấn đề mà các DN quan tâm là làm sao để giảm thiểu thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TNDN (TNDN). Công thức để xác định hai loại thuế này như sau:
Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
Số thuế GTGT phải nộp
|
=
|
Thuế GTGT đầu ra
|
-
|
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
|
Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Số thuế GTGT
phải nộp
|
=
|
GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
|
x
|
Thuế suất thuếGTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
| |||||
GTGT của hàng hoá, dịch vụ
|
=
|
Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra
|
-
|
Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra
| |||||
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
|
=
|
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
|
-
|
Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế
|
+
|
Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
| ||||||
Thuế TNDN
phải nộp
|
=
|
Thu nhập chịu thuế
|
x
|
Thuế suất thuế TNDN
| ||||||||
1. Mua bán hàng hoá trong nước
1.1. Gian lận ở khâu mua
Nếu là DN thương mại, khi mua hàng của DN sản xuất thì hoá đơn đầu vào là chứng từ ghi nhận hàng hoá nhập kho. Các chỉ tiêu có thể gian lận trên hoá đơn là:
- Số lượng: Số lượng thực nhập lớn hơn số lượng trên chứng từ bên mua sẽ để ngoài sổ một số hàng nên tránh được thuế GTGT và thuế TNDN của mặt hàng để ngoài sổ, chỉ cần hợp lệ hoá dữ liệu ở khâu bán lẻ. Với bên bán, số lượng thực bán lớn hơn số lượng trên hoá đơn sẽ vừa tránh được thuế GTGT đầu ra vừa tránh được thuế TNDN do không kê khai doanh thu bán các mặt hàng này, chỉ cần hợp lệ hoá dữ liệu ở khâu sản xuất.
- Giá bán: Với bên mua, giá trên hoá đơn đỏ cao hơn giá thực mua thì bên mua sẽ tăng thuế GTGT được khấu trừ, giảm thuế GTGT phải nộp và giảm thuế TNDN do chi phí hợp lý cao. Với bên bán giá trên hoá đơn xanh và đen nhỏ hơn giá thực bán, vậy thuế GTGT đầu ra giảm và doanh thu thấp hơn nên thuế TNDN cũng giảm. Chỉ cần hai bên đồng ý thì gian lận sẽ xẩy ra.
Ví dụ Công ty TNHH Năng Toàn, quận Gò Vấp, TP. HCM vào đầu năm 2010 có 87 hóa đơn bán hàng nhưng tổng giá bán trong liên đen, xanh chỉ hơn 10 triệu đồng, trong khi bên mua được xuất trong liên đỏ với giá trị hơn 2,1 tỷ đồng.
Nếu là DN sản xuất, khi mua vật tư hàng hoá họ luôn muốn giá trên hoá đơn cao hơn giá thực mua để có được lợi như DN thương mại. Còn số lượng, sẽ được đề cập trong khâu sản xuất.
Giải pháp
- Với số lượng: Thanh tra và kiểm toán nhà nước không thể tham gia vào việc kiểm kê hết các mặt hàng trong các DN mình kiểm soát; đặc biệt là với DN kinh doanh nhiều chủng loại hàng. Khi bị kiểm tra, DN biết trước và đã “hô biến” để số lượng trên thực tế trùng khớp với số lượng trong sổ sách kế toán.
- Với giá bán: Hiện nay, Tổng cục Thuế chưa có phần mềm để nhận dạng hoá đơn trên toàn quốc có cùng một số nhưng nội dung khác nhau; có chăng là sự kiểm tra đối chiếu thủ công của thanh tra ngành thuế và kiểm toán nhà nước khi thấy DN có dấu hiệu gian lận. Trách nhiệm này khá nặng nề nếu đặt nặng lên vai thanh tra, kiểm toán nhà nước. Nếu phải đối chiếu tất cả các hoá đơn đỏ của bên mua với hoá đơn xanh của bên bán thì chắn chắn nước ta sẽ không có đủ kinh phí để tuyển một lực lượng thanh tra, kiểm toán đông như vậy; chưa nói đến vấn đề đạo đức của một số cán bộ thuế, kiểm toán như phương tiện thông tin đại chúng đã từng phản ánh.
Nếu kiểm toán căn cứ vào các thủ tục kiểm soát để kiểm tra thì e ra cũng chỉ dựa vào giấy tờ mà thôi. Nếu người làm công của DN họ ra sức bảo vệ công ty họ và họ có đủ cách để hợp lý, hợp lệ hoá dữ liệu trên các chứng từ như giấy đề nghị mua hàng, hợp đồng, báo giá, phiếu nhập, phiếu xuất… thậm chí là việc thanh toán qua ngân hàng, họ sẵn sàng đem tiền mặt để nhờ đối tác chuyển trả vào tài khoản của họ với lý do chính đáng thì Nhà nước cũng “bó tay”.
Như vậy, Tổng cục Thuế cần có một phần mềm thống nhất để nhận dạng hoá đơn và sử dụng chung trên toàn quốc, như vậy mới giảm được thất thoát này.
1.2. Gian lận ở khâu sản xuất
Hiện nay, chỉ có một số DN tiến hành sản xuất dựa trên định mức của Nhà nước ban hành như DN xây dựng… Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt DN khác sản xuất dựa trên đơn đặt hàng mà đặc điểm, quy cách của mỗi sản phẩm khác nhau, không có một định mức cố định, thì chắc chắn gian lận xẩy ra ở khâu này. Chúng ta xem xét vấn đề này ở ví dụ sau:
DN H chuyên sản xuất ống nhựa, trong kỳ nếu chỉ mua 8000 kg nhựa giá chưa thuế là 20.000 đ/kg đưa vào sản xuất ống D400, với định mức tiêu hao thật là 5 kg/m. DN này lập định mức là 5,5kg/m, thực tế trong kỳ DN sản xuất 1.600m, nhưng số liệu đối phó với Nhà nước là chỉ sản xuất với số lượng 1.455m. Như vậy, số lượng để ngoài sổ là 145m, hàng này DN gửi đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ để bán cho người tiêu dùng không cần hoá đơn. Nếu giá bán chưa thuế là 150.000 đ/m thì doanh thu tương ứng là 21.750.000. Nhà nước sẽ thất thoát thuế GTGT là 2.175.000 đ (= 21.750.000*10%) và thuế TNDN là 5.437.500 đ (= 21.750.000*25%). Tổng cộng là: 7.612.500 đ.
Xét theo chế độ kế toán (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), khi vật tư xuất dùng vượt định mức thì vẫn được hạch toán vào giá vốn hàng bán bình thường bằng bút toán kết chuyển (Nợ TK 632/Có TK 621) nhưng mức độ vượt định mức nhỏ, còn nếu lớn sẽ bị nghi ngờ từ phía kiểm toán nên các DN ít sử dụng chiêu thức này, nếu có thì đây là giải pháp sau cùng.
Giải pháp: Khó có câu trả lời trong hình thức gian lận này, đây là thách thức đối với kiểm toán và thanh tra bởi họ không đủ sức đi cân đo nếu mặt hàng đó còn trong kho nhưng quá nhiều chủng loại khác nhau, trật tự sắp xếp không ngăn nắp và họ “mất kiểm soát” nếu mặt hàng đó đã được bán cho các DN khác và đã thay đổi hình thái vật chất để cấu thành nên sản phẩm khác. Trở lại với vấn đề kiểm soát về chứng từ, với một kế toán giỏi, các thủ tục từ hợp đồng mua vật tư, phiếu nhập kho vật tư, giấy đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho vật tư, phiếu báo sản phẩm hoàn thành, phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu xuất kho thành phẩm bán, đến các hoá đơn mua, bán đều được “giàn xếp” ổn thoả và họ còn tính được cả số lượng hàng bán lẻ bình quân trong kỳ để lập định mức phù hợp. Lúc này, sự ưu đãi tiền lương trong ngành kiểm toán và ngành thanh tra là động lực duy nhất giúp kiểm toán và thanh tra làm việc hăng say. Nhà nước phải làm thế nào để họ không bị cám dỗ trước thế lực của đồng tiền, giảm bớt tiêu cực trong xã hội.
1.3. Gian lận trong khâu bán hàng
Nếu DN sản xuất cung ứng hàng cho DN thương mại thì lý do chính xảy ra gian lận trong khâu bán hàng xuất phát từ DN thương mại. Bởi các DN thương mại chủ yếu là phân phối hàng đến các đại lý rồi đến tay người tiêu dùng, và người tiêu dùng không cần hoá đơn chứng từ, nên kế toán dễ dàng không viết hoá đơn hoặc viết hoá đơn nhưng giá bán chỉ bằng giá vốn hoặc giá bán lớn hơn giá trên hoá đơn. Như vậy, gian lận mang tính mắc xích và vấn đề này đã được đề cập ở giai đoạn mua hàng.
Giải pháp: Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách niêm yết giá để giảm gian lận thuế khi bán hàng với giá bán lớn hơn giá trên chứng từ, nhưng nếu có lợi về phía người tiêu dùng thì họ sẵn sàng chấp nhận.
Ví dụ: Anh A mua một chiếc xe máy trị giá có cả thuế GTGT 10% là 19.000.000 đ. Nếu trên hoá đơn ghi giá 15.000.000 đ thì anh A sẽ nộp lệ phí trước bạ ít hơn, còn người bán hàng giảm được cả thuế GTGT đầu ra và thuế TNDN.
Như vậy, với những mặt hàng bán cho người tiêu dùng mà người tiêu dùng phải nộp phí trước bạ thì Nhà nước nên nới rộng khung đóng phí trước bạ để tránh gian lận thuế từ phía người tiêu dùng và các DN thông qua xê dịch về giá. Đồng thời, Nhà nước nên có chính sách để khuyến khích người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng.
2. Mua bán hàng hoá thông qua xuất nhập khẩu
Với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), việc trốn thuế được thực hiện bằng hình thức rất tinh vi được gọi là “chuyển giá”. Các cuộc điều tra đã cho thấy, khi nhập hàng vào gia công, các công ty con thường khai khống giá nguyên liệu nhập của công ty mẹ lên rất cao và khai thấp giá bán hàng khi xuất; kê khai giá nhập thiết bị cao chót vót để rồi hạch toán khấu hao lớn, làm tăng giá thành sản phẩm; dẫn đến việc trong sổ sách chứng từ kế toán họ triền miên khai thua lỗ. Một số công ty lấy cớ đó để hạ lương người lao động. Cuối cùng, ngân sách nhà nước ta có chăng chỉ thu được thuế môn bài từ các DN này.
Trên đây là vấn đề đang được Nhà nước quan tâm và chưa có biện pháp triệt để; đồng thời cũng là câu hỏi đặt ra cho những nhà kinh tế trong nước phải làm thế nào để giảm thiểu những thiệt hại trên, tạo nguồn thu ngân sách, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, ngoài thất thu ngân sách nhà nước, gian lận thuế nếu xẩy ra mạnh kéo theo tệ nạn buôn lậu tăng nhanh, gây ô nhiễm môi trường đầu tư, làm rối loạn sản xuất kinh doanh và triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh. Về xã hội, hiện tượng này nếu không sớm được khắc phục một cách triệt để và hiệu quả sẽ làm vô hiệu hoá hệ thống quản lý nhà nước và đánh mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước./.