Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty xây dựng

Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty xây dựng
-         Nghiệm thu có cân xuất hóa đơn đúng thời điểm khi cả hai bên chủ đầu tư và đơn vị thi công chưa làm quyết toán công trình
-         Nếu xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị phạt hay không?
-         Hậu quả của việc xuất hóa đơn sai thời điểm?

+Thời điểm xuất hóa đơn GTGT:
Căn cứ theo: Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch 
Điều 16. Lập hoá đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
= > Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiềnkhông phụ thuộc vào quyết toán công trình  hay chưa quyết toán
= > Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định xuất hóa đơn GTGT nếu:
-          Xuất sai thời điểm có thể phạt theo:  phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166
-          Nếu xuất hóa đơn mà sau này khi quyết toán bị giảm giá trị công trình tất cả cụ thể tại:
-           Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
-           Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
-           3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
-           Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
-           Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.  Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
-          Ví dụ:  trong tháng 6/2011 Công ty TNHH Xây dựng Công trình ngầm Việt Nam (bên bán) đã xuất hóa đơn theo biên bản thanh lý hợp đồng với Ban quản lý dự án thủy điện 7 (bên mua). Đến tháng 5/2014, sau khi kiểm toán và phê duyệt quyết toán thì giá trị giảm 18.000.000đồng.  Trong trường hợp này Công ty TNHH Xây dựng Công trình ngầm Việt Nam phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình (18.000.000đồng) cho Ban quản lý dự án thủy điện 7 theo qui định khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC.



+Thời điểm tính thuế GTGT:
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày  31   tháng  12  năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
= > Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định tính thuế GTGT nếu:
-          Kê khai thuế theo tháng mà tháng đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn = > truy lại thuế VAT đúng thời điểm của tháng nghiệm thu kê khai thuế những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166

-          Kê khai thuế theo quý mà quý đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn = > truy lại thuế VAT đúng thời điểm của quý nghiệm thu của kê khai theo quý những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166

-          Hóa đơn sai ngày trong tháng/ quý không khớp ngày nghiệm thu thì chỉ bị phạt: phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166


-          Khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nếu DN sổ sách chứng từ sạch sành sanh từ chân đến đầu thì những lỗi này là lỗi moi ra để phạt, nếu Quý công ty làm sai từa lưa hột dưa những sai sót trọng yếu mà tiền truy thu thuế GTGT, TNDN và phạt VI PHẠM đủ mang chỉ tiêu về cho đội kiểm tra thuế thì những sai sót này sẽ được bỏ qua => dĩ nhiên các bạn sẽ ko biết mình đang làm sai và tự cho mình chân lý đúng cứ việc xuất hóa đơn sai và xuất chậm thoải mái



+Thời điểm tính Thuế TNDN:
Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
Căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC  Hà Nội, ngày 18  tháng 6  năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 5. Doanh thu
2.   Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
-   Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiêt bị là sô tiên từ hoạt động xây dựng, lăp đặt bao gôm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
-     Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

= > Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm nghiệm thu hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
-          Việc ghi nhận doanh thu sai thời điểm nếu xuất trong cùng năm thì chỉ truy lại thuế GTGT trong năm
-          Nếu sai năm truy lại doanh thu tính thuế TNDN cho năm đó
-          Ví dụ: nghiệm thu tháng 1/2016 xuất hóa đơn tháng 8/2016  thì chỉ bị truy lại vat đúng thời điểm, còn thuế TNDN vì trong cùng năm không xét đến, nhưng nếu để đến tháng 2/2017 thì sẽ truy lại thuế TNDN đúng năm  tài  chính là năm 2016

Thủ tục mua xe ô tô con

Về mặt thuế GTGT: Nếu đầy đủ thủ tục cần thiết:
Bộ chứng từ đầu vào:
-Hóa đơn giá trị GTGT bản sao y phô tô vì bản gốc đã nộp công an
-Hợp đồng , thanh lý
-Biên bản giao nhận tài sản
-Nộp lệ phí trứơc bạ
-Phí đăng ký biển số
-Đăng ký biển số, Bảo hiểm xe ô tôKhi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
 Chuyển vào TK của khách hàng : Giấy báo Nợ
Giấy báo nợ là gì?
+ Giấy báo nợ là Giấy báo cho chủ tài khoản biết đã giảm đi trong tài khoản của mình một khoản tiền. (Như báo đã chi thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp A, báo đã chi trả nợ vay...)
Cách hoạch toán khi mua xe ô tô:
1. Mua xe ô tô ( hóa đơn phô tô có đóng dấu xác nhận sao y bản chính do bên bán cung cấp vì hóa đơn đỏ bản chính công an giữ: theo hóa đơn VAT
Nợ TK 211
Nợ TK 1331
          Có TK 331/112
2. Lệ phí trước bạ: giấy nộp tiền vào NSNN
Nợ TK 211
          Có TK 3339
Nợ TK 3339
          Có TK 1111
3. Phí đăng ký xe
Nợ TK 211
          Có TK 3339
Nợ TK 3339
          Có TK 111
4. Phí kiểm định xe ( 2 năm mới kiểm định lại 1 lần )
Nợ TK 242
Nợ  TK 1331
          Có TK 111
5. Bảo hiểm xe (loại 1 năm kể từ ngày làm hợp đồng bảo hiểm)
Nợ TK 142
          Có TK 111
6.Phân bổ dần vào các tháng
Nợ TK 642
          Có TK 142
          Có TK 242
7.Khấu hao xe hàng tháng
Nợ TK 642
          Có TK 214
 +Thủ tục thanh lý và hoạch toán: Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp
 -Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
-Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
-Quyết định Thanh lý TSCĐ.
-BB họp Hội đồng định giá TSCĐ (định giá bán thanh lý).
-BB Thanh lý TSCĐ.
-HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.
-Hóa đơn bán TSCĐ
-Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.
Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .=?
     Có TK 711 - Thu nhập khác=?
     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có). =?

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
     Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
    
- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
     Có các TK 111, 112, 141,. . .
  
+ Pháp lý khấu trừ thuế GTGT đầu vào của xe ô tô:
+Nếu công ty không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch thì chỉ được khấu trừ thuế VAT tương ứng cho giá trị xe chưa thuế là = 1,6tỷ  tức 160.000.000 VAT được khấu trừ, phần VAT vượt trên 160 triệu không được khấu trừ mà phải đưa vào nguyên giá của tài sản.
+ Căn cứ: Nghị Định Số: 209/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
-         Đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
+ Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày  31  tháng  12  năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Điều 14.  Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
  Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

+Phần khấu hao vượt 1.6 tỷ không được đưa vào chi phí hợp lý theo luật thuế TNDN:
+ Căn cứ: Nghị Định Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
d) Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: Khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn;
i) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào của phần giá trị xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi vượt 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC  Hà Nội, ngày 18  tháng 6  năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn và được cấp phép kinh doanh quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.

+ Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22  tháng  06  năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số    151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
e) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:  Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng - (6 tỷ đồng - 1 tỷ đồng) = 0 đồng

Các cách sắp xếp chứng từ phổ biến nhất

Cách 1: sắp sếp theo bộ chứng từ
+ Sắp sếp theo thứ tự sau: bộ chung
-          Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những gì liên quan đến khai thuế thì gộp lại
-          Hóa đơn đầu vào và ra sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế
Mỗi hóa đơn đầu vào:
-           Nếu hóa đơn < 20.000.000 mà thanh toán tiền mặt: Hóa đơn kẹp cùng phiếu chi tiền + phiếu nhập kho
-          Nếu hóa đơn > 20.000.000 mà thanh toán chuyển khoản: Hóa đơn kẹp cùng phiếu hoạch toán+ Ủy nhiệm chi phô tô

Bộ riêng:
Chứng từ ngân hàng:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 bộ
Phiếu xuất kho:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 bộ
Bảng phân bổ: 142,242,214
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh

Cách 2: sắp sếp theo cách mỗi loại là 1 bộ, với cách này mỗi loại chứng từ sắp thành thứ tự tăng dần theo ngày tháng, năm. Mỗi loại độc lập loại kia không chung chạ
+ Sắp sếp theo thứ tự sau:
-          Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những gì liên quan đến khai thuế thì gộp lại  thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4
-          Hóa đơn đầu vào: sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế  thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4
-          Hóa đơn đầu ra: sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế  thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4
Chứng từ phiếu chi:
-          Đóng gộp toàn bộ phiếu chi thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Chứng từ phiếu thu:
-          Đóng gộp toàn bộ phiếu thu thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Chứng từ hoạch toán:
-          Đóng gộp toàn bộ phiếu hoạch toán thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Chứng từ ngân hàng:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Phiếu xuất kho:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Bảng phân bổ: 142,242,214
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh




Công Ty : Công Ty TNHH Một Thành Viên Chu Tiến Đạt
Địa chỉ trụ sở chính : 243 Liêu Bình Hương, ấp Tân Thành, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP HCM
Nhận làm BC thuế, BCTC, Dọn dẹp sổ sách quyết toán tiếp đoàn thanh tra thuế, đào tạo thực hành kế toán, tư vấn thuế liên hệ
- Chu Đình Xinh (0906690003 or 0919905529),  Mail : chudinhxinh@gmail.com, skype: xinh.chu1 


Chu Đình Xinh (0906690003 or 0919905529)

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty xây dựng

Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty xây dựng
-         Nghiệm thu có cân xuất hóa đơn đúng thời điểm khi cả hai bên chủ đầu tư và đơn vị thi công chưa làm quyết toán công trình
-         Nếu xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị phạt hay không?
-         Hậu quả của việc xuất hóa đơn sai thời điểm?

+Thời điểm xuất hóa đơn GTGT:
Căn cứ theo: Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch 
Điều 16. Lập hoá đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
= > Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiềnkhông phụ thuộc vào quyết toán công trình  hay chưa quyết toán
= > Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định xuất hóa đơn GTGT nếu:
-          Xuất sai thời điểm có thể phạt theo:  phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166
-          Nếu xuất hóa đơn mà sau này khi quyết toán bị giảm giá trị công trình tất cả cụ thể tại:
-           Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
-           Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
-           3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
-           Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
-           Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.  Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
-          Ví dụ:  trong tháng 6/2011 Công ty TNHH Xây dựng Công trình ngầm Việt Nam (bên bán) đã xuất hóa đơn theo biên bản thanh lý hợp đồng với Ban quản lý dự án thủy điện 7 (bên mua). Đến tháng 5/2014, sau khi kiểm toán và phê duyệt quyết toán thì giá trị giảm 18.000.000đồng.  Trong trường hợp này Công ty TNHH Xây dựng Công trình ngầm Việt Nam phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình (18.000.000đồng) cho Ban quản lý dự án thủy điện 7 theo qui định khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC.



+Thời điểm tính thuế GTGT:
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày  31   tháng  12  năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
= > Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định tính thuế GTGT nếu:
-          Kê khai thuế theo tháng mà tháng đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn = > truy lại thuế VAT đúng thời điểm của tháng nghiệm thu kê khai thuế những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166

-          Kê khai thuế theo quý mà quý đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn = > truy lại thuế VAT đúng thời điểm của quý nghiệm thu của kê khai theo quý những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166

-          Hóa đơn sai ngày trong tháng/ quý không khớp ngày nghiệm thu thì chỉ bị phạt: phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166


-          Khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nếu DN sổ sách chứng từ sạch sành sanh từ chân đến đầu thì những lỗi này là lỗi moi ra để phạt, nếu Quý công ty làm sai từa lưa hột dưa những sai sót trọng yếu mà tiền truy thu thuế GTGT, TNDN và phạt VI PHẠM đủ mang chỉ tiêu về cho đội kiểm tra thuế thì những sai sót này sẽ được bỏ qua => dĩ nhiên các bạn sẽ ko biết mình đang làm sai và tự cho mình chân lý đúng cứ việc xuất hóa đơn sai và xuất chậm thoải mái



+Thời điểm tính Thuế TNDN:
Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
Căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC  Hà Nội, ngày 18  tháng 6  năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 5. Doanh thu
2.   Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
-   Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiêt bị là sô tiên từ hoạt động xây dựng, lăp đặt bao gôm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
-     Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

= > Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm nghiệm thu hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
-          Việc ghi nhận doanh thu sai thời điểm nếu xuất trong cùng năm thì chỉ truy lại thuế GTGT trong năm
-          Nếu sai năm truy lại doanh thu tính thuế TNDN cho năm đó
-          Ví dụ: nghiệm thu tháng 1/2016 xuất hóa đơn tháng 8/2016  thì chỉ bị truy lại vat đúng thời điểm, còn thuế TNDN vì trong cùng năm không xét đến, nhưng nếu để đến tháng 2/2017 thì sẽ truy lại thuế TNDN đúng năm  tài  chính là năm 2016
Share:

Thủ tục mua xe ô tô con

Về mặt thuế GTGT: Nếu đầy đủ thủ tục cần thiết:
Bộ chứng từ đầu vào:
-Hóa đơn giá trị GTGT bản sao y phô tô vì bản gốc đã nộp công an
-Hợp đồng , thanh lý
-Biên bản giao nhận tài sản
-Nộp lệ phí trứơc bạ
-Phí đăng ký biển số
-Đăng ký biển số, Bảo hiểm xe ô tôKhi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
 Chuyển vào TK của khách hàng : Giấy báo Nợ
Giấy báo nợ là gì?
+ Giấy báo nợ là Giấy báo cho chủ tài khoản biết đã giảm đi trong tài khoản của mình một khoản tiền. (Như báo đã chi thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp A, báo đã chi trả nợ vay...)
Cách hoạch toán khi mua xe ô tô:
1. Mua xe ô tô ( hóa đơn phô tô có đóng dấu xác nhận sao y bản chính do bên bán cung cấp vì hóa đơn đỏ bản chính công an giữ: theo hóa đơn VAT
Nợ TK 211
Nợ TK 1331
          Có TK 331/112
2. Lệ phí trước bạ: giấy nộp tiền vào NSNN
Nợ TK 211
          Có TK 3339
Nợ TK 3339
          Có TK 1111
3. Phí đăng ký xe
Nợ TK 211
          Có TK 3339
Nợ TK 3339
          Có TK 111
4. Phí kiểm định xe ( 2 năm mới kiểm định lại 1 lần )
Nợ TK 242
Nợ  TK 1331
          Có TK 111
5. Bảo hiểm xe (loại 1 năm kể từ ngày làm hợp đồng bảo hiểm)
Nợ TK 142
          Có TK 111
6.Phân bổ dần vào các tháng
Nợ TK 642
          Có TK 142
          Có TK 242
7.Khấu hao xe hàng tháng
Nợ TK 642
          Có TK 214
 +Thủ tục thanh lý và hoạch toán: Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp
 -Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
-Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
-Quyết định Thanh lý TSCĐ.
-BB họp Hội đồng định giá TSCĐ (định giá bán thanh lý).
-BB Thanh lý TSCĐ.
-HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.
-Hóa đơn bán TSCĐ
-Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.
Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .=?
     Có TK 711 - Thu nhập khác=?
     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có). =?

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
     Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
    
- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
     Có các TK 111, 112, 141,. . .
  
+ Pháp lý khấu trừ thuế GTGT đầu vào của xe ô tô:
+Nếu công ty không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch thì chỉ được khấu trừ thuế VAT tương ứng cho giá trị xe chưa thuế là = 1,6tỷ  tức 160.000.000 VAT được khấu trừ, phần VAT vượt trên 160 triệu không được khấu trừ mà phải đưa vào nguyên giá của tài sản.
+ Căn cứ: Nghị Định Số: 209/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
-         Đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
+ Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày  31  tháng  12  năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Điều 14.  Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
  Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

+Phần khấu hao vượt 1.6 tỷ không được đưa vào chi phí hợp lý theo luật thuế TNDN:
+ Căn cứ: Nghị Định Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
d) Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: Khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn;
i) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào của phần giá trị xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi vượt 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC  Hà Nội, ngày 18  tháng 6  năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
2.Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn và được cấp phép kinh doanh quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.

+ Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22  tháng  06  năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số    151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
e) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:  Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.
Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1 năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5 tỷ đồng.
Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng - (6 tỷ đồng - 1 tỷ đồng) = 0 đồng
Share:

Các cách sắp xếp chứng từ phổ biến nhất

Cách 1: sắp sếp theo bộ chứng từ
+ Sắp sếp theo thứ tự sau: bộ chung
-          Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những gì liên quan đến khai thuế thì gộp lại
-          Hóa đơn đầu vào và ra sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế
Mỗi hóa đơn đầu vào:
-           Nếu hóa đơn < 20.000.000 mà thanh toán tiền mặt: Hóa đơn kẹp cùng phiếu chi tiền + phiếu nhập kho
-          Nếu hóa đơn > 20.000.000 mà thanh toán chuyển khoản: Hóa đơn kẹp cùng phiếu hoạch toán+ Ủy nhiệm chi phô tô

Bộ riêng:
Chứng từ ngân hàng:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 bộ
Phiếu xuất kho:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 bộ
Bảng phân bổ: 142,242,214
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh

Cách 2: sắp sếp theo cách mỗi loại là 1 bộ, với cách này mỗi loại chứng từ sắp thành thứ tự tăng dần theo ngày tháng, năm. Mỗi loại độc lập loại kia không chung chạ
+ Sắp sếp theo thứ tự sau:
-          Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những gì liên quan đến khai thuế thì gộp lại  thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4
-          Hóa đơn đầu vào: sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế  thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4
-          Hóa đơn đầu ra: sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế  thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4
Chứng từ phiếu chi:
-          Đóng gộp toàn bộ phiếu chi thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Chứng từ phiếu thu:
-          Đóng gộp toàn bộ phiếu thu thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Chứng từ hoạch toán:
-          Đóng gộp toàn bộ phiếu hoạch toán thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Chứng từ ngân hàng:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Phiếu xuất kho:
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển
Bảng phân bổ: 142,242,214
-          Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh




Công Ty : Công Ty TNHH Một Thành Viên Chu Tiến Đạt
Địa chỉ trụ sở chính : 243 Liêu Bình Hương, ấp Tân Thành, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP HCM
Nhận làm BC thuế, BCTC, Dọn dẹp sổ sách quyết toán tiếp đoàn thanh tra thuế, đào tạo thực hành kế toán, tư vấn thuế liên hệ
- Chu Đình Xinh (0906690003 or 0919905529),  Mail : chudinhxinh@gmail.com, skype: xinh.chu1 


Chu Đình Xinh (0906690003 or 0919905529)
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Recent Posts

Unordered List

Theme Support