Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

17 quy tắc lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết

Trang Brightside đưa ra 17 quy tắc lịch sự tối thiểu người nào cũng nên biết. Việc bạn xử lý trước các tình huống sẽ chứng tỏ bạn có phải là người biết cách cư xử hay không:
1. Không đặt điện thoại của bạn trên bàn ở nơi công cộng. Điều này được cho là không lịch sự, bởi đó dường như là một cách chứng minh thiết bị này quá quan trọng với bạn, và bạn sẵn sàng cầm lấy nó, hí hoáy nhắn tin, lướt mạng, vào Instagram, Facebook... mà vô tình hay cố ý không để ý người đi cùng. Gặp nhau là để nói chuyện và trao đổi trực tiếp, chứ không phải giao tiếp qua các thiết bị điện tử.
2. Nếu bạn đang đi bộ với một người bạn, người đó gặp người quen, bạn cũng nên lịch sự chào lại họ.
3. Tránh cười, nói quá lớn, và nhìn chằm chằm vào người khác.
4. Đôi giày của bạn luôn luôn phải sạch sẽ.
5. Nếu nói "Tôi mời bạn" có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền. Thay vào đó bạn vẫn có thể nói theo cách khác: "Chúng ta đi đến nhà hàng nhé". Trong trường hợp này việc thanh toán không mặc định là việc của bạn nữa, có thể người kia sẽ tranh trả, hoặc cả hai sẽ chia tiền.

ban1_9990_1465435748

6. Trong rạp chiếu phim, rạp hát hay các buổi hoà nhạc, bạn nên di chuyển tới những chỗ phía sau mọi người đang ngồi. Đàn ông nên là những người đi trước.
7. Lái xe ôtô, xe máy lao nhanh qua vũng nước, để nước bắn tung tóe vào người đi đường là hành vi không văn minh.
8. 9 điều nên được giữ bí mật: Tuổi tác, sự giàu có, mâu thuẫn trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, tình yêu, quà tặng, danh dự và sự xấu hổ.
9. Tránh nói chuyện lan man, vô nghĩa trên điện thoại. Nếu bạn cần một ai đó để nói chuyện, cách tốt nhất là hãy tới tìm họ.
10. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là dùng một cách điều độ, vừa đủ. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.
11. Không bao giờ đến thăm một ai đó mà không gọi điện trước. Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như khách không mời xuất hiện trước cửa nhà họ, họ luôn đi giày vào, tay cầm một chiếc mũ và một chiếc ô. Nếu thích người đó, cô ấy sẽ kêu lên: "Tôi vừa mới về nhà". Nếu không thích, cô ấy sẽ thở dài và nói: "Ô, thật đáng tiếc, tôi đang chuẩn bị ra ngoài".
12. Đừng nghĩ đến việc hẹn hò cô ấy nếu bạn cứ nhắn tin suốt cả buổi tối hôm đó.
13. Đàn ông nên đi bộ phía bên tay trái phụ nữ. 
14. Phái mày râu không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không có sự cho phép của cô ấy.
15. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ nên hút thuốc khi được sự cho phép của cô ấy.
16. Tôn trọng thư từ, tin nhắn, đồ đạc riêng tư của mọi người. Các bậc cha mẹ cũng không nên đọc thư của con cái. Các cặp vợ chồng nên tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Lục lọi quần áo, điện thoại, tìm kiếm những thứ không phải của mình là vô cùng khiếm nhã.
17. Đừng bao giờ quên nói lời cám ơn những người thân yêu và bạn bè.




http://www.webtretho.com/forum/f3678/17-quy-tac-lich-su-toi-thieu-ai-cung-phai-biet-2263593/

Thay đổi mức phạt vi phạm hóa đơn áp dụng từ ngày 01/08/2016

Nội dung trong bài 
  • 1 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 6 điều 34: Hành vi vi phạm về đặt in hoá đơn
  • 2 2. Bổ sung khoản 1a điều 37: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn
  • 3 3. Sửa đổi, bổ sung điều 37 như sau: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn
  • 4 4. Bổ sung điểm g khoản 3 điều 38: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
  • 5 5. Bãi bỏ điểm a khoản 4 điều 38
  • 6 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 39 : Về hành vi sử dụng hoá đơn của người mua
  • 7 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 điều 40: Hành vi về lập, gửi thông báo, báo cáo (trừ thông báo phát hành hoá đơn)
  • 8 8. Bổ sung khoản 5a điều 44: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn
Hiện nay vấn đề chứng từ, hoá đơn vẫn là vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp, trong khi đó thông tư, nghị định lại thay đổi liên tục, các bạn không nắm bắt kịp thời dẫn đến làm sai quy định thì bị phạt. Ngày 27/05/2016 Chính phủ ban hành nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 109/2013/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá đơn. Để các bạn nắm chi tiết kế toán thuế Centax xin chia sẻ bài viết Mức phạt hoá đơn áp dụng từ ngày 01/08/2016 cụ thể như sau:
Tại điều 3 nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ sửa đổi như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 6 điều 34: Hành vi vi phạm về đặt in hoá đơn

Trước:
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
  • Biện pháp khắc phục: Huỷ hoá đơn đặt in giả; cho và bán hoá đơn
Sau khi sửa:
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ Điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổchức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Biện pháp khắc phục: Huỷ hoá đơn khi doanh nghiệp được cơ quan thuế thông báo không đủ điều kiện đặt in hoá đơn; hoá đơn giả;hoá đơn cho và bán cho các nhân tổ chức khác.

2. Bổ sung khoản 1a điều 37: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn

Trước: Chưa qui định
Sau khi bổ sung: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi
  • Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh nộp thông báo điều chỉnh thông tin và bảng kê hoá đơn chưa sử dụng chậm sau 10 ngày đến cơ quan quản lý thuế mới.
  • Sử dụng hoá đơn trước 5 ngày được sử dụng trên thông báo phát hành hoá đơn.

3. Sửa đổi, bổ sung điều 37 như sau: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn

Trước: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
  • Lập thông báo phát hành hoá đơn không đầy đủ nội dung.
  • Không niêm yết thông báo phát hành hoá đơn theo đúng qui định.
Sau khi sửa: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
  • Lập thông báo phát hành hoá đơn không đầy đủ nội dung.
  • Không niêm yết thông báo phát hành hoá đơn theo đúng qui định.
  • Khi chuyển địa điểm doanh nghiệp nộp điều chỉnh thông tin trên thông báo phát hành hoá đơn và bảng kê hoá đơn chưa sử dụng ch cơ quản lý thuế mới chậm sau 20 ngày.

4. Bổ sung điểm g khoản 3 điều 38: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Trước: Không có
Sau khi sửa đổi:
“g. Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền”.
Trong các trường hợp trên bổ sung thêm vào các trường hợp vi phạm hành chính bị phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ.

5. Bãi bỏ điểm a khoản 4 điều 38

Trước: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
“Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.”
Sau khi sửa đổi: Bỏ qui định.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 39 : Về hành vi sử dụng hoá đơn của người mua

Trước: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách,
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn không bị phạt tiền.
Sau khi sửa đổi: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 điều 40: Hành vi về lập, gửi thông báo, báo cáo (trừ thông báo phát hành hoá đơn)

Trước: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
  • Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định.
  • Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị phạt tiền.
Sau khi sửa đổi, bổ sung: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
  • Lập sai hoặckhông đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa đơn)
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”.
Bổ sung: “4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm Khoản 1 Điều này phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định”.

8. Bổ sung khoản 5a điều 44: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn

Trước: Chưa qui định
Sau khi bổ sung:
5a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này”.
Theo qui định trên thì các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về hoá đơn thì chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt các hành vi vi phạm về hoá đơn.

Nguồn: http://centax.edu.vn/thay-doi-muc-phat-vi-pham-hoa-don-ap-dung-tu-ngay-01082016/

CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT THEO MẪU SỐ 03-3/TNDN.

VII. HƯỚNG DẪN KHAI PHỤ LỤC THUẾ TNDN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT THEO MẪU SỐ 03-3/TNDN.
Theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì tổ chức kinh doanh có thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải kê khai và nộp thuế TNDN. Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%. Sau khi tính thu nhập theo mức thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại, tuỳ thuộc vào tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí,  phải tính thuế thu nhập bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần từ 10% đến 25%.
Cơ sở kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất phải lập Phụ lục này để xác định số thuế thu nhập phải nộp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Căn cứ để lập phụ lục này là:
- Các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm đã được cơ quan thuế xác nhận (đối với các cơ sở kinh doanh có phát sinh không thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
- Số liệu trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh, chi tiết phần hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (đối với các cơ sở chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đất).

Một số chỉ tiêu trên tờ khai được kê khai như sau:

1. Chỉ tiêu 1: Doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
Được xác định theo giá thực tế chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất giữa tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có) với bên nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất, thời điểm chuyển quyền thuê đất.
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền thuê đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giá thực tế chuyển nhượng được xác định cụ thể như sau:
+ Là giá ghi trên hoá đơn.
Trường hợp giá ghi trên hoá đơn thấp hơn số tiền thực tế mà bên chuyển quyền sử dụng đất nhận được thì doanh thu tính thuế xác định theo giá thực tế chuyển quyền sử dụng đất.
Trường hợp giá ghi trên hoá đơn hoặc giá thực tế chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì doanh thu tính thuế được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.
+ Là giá trúng đấu giá trong các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:
+ Tr­ường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với cơ sở hạ tầng trên đất doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền bên nhận chuyển nhượng chấp nhận thanh toán, kể cả số tiền chuyển nhượng cơ sở hạ tầng và cho thuê cơ sở hạ tầng trên đất.
+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất nếu tách riêng được số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất thì doanh thu tính thuế là số tiền bên nhận quyền sử dụng đất chấp nhận thanh toán không bao gồm tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không tách riêng được tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền bên nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất chấp nhận thanh toán, bao gồm cả số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất.
Việc ghi hoá đơn đối với doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất kèm theo chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để làm căn cứ kê khai, nộp thuế như sau:
* Trường hợp xác định riêng được doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất  và doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất  thì trên hoá đơn ghi tách riêng doanh thu của  từng hoạt động và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cho từng hoạt động. Cụ thể:
+ Doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi một dòng trên hoá đơn GTGT theo quy định;
+ Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được ghi tách riêng theo thứ tự:
++ Tổng doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
++ Tiền sử dụng đất, tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp NSNN;
++ Doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (đã trừ tiền sử dụng đất, tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp NSNN).
Doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất phải phù hợp với giá thị trường. Trường hợp đơn vị ghi giá bán không phù hợp với giá thị trường thì doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất được xác định lại theo nguyên tắc: Doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất đối với các công trình  xây dựng phải đảm bảo giá trị công trình, cơ sở hạ tầng  trên đất không được cao hơn giá trị quyết toán công trình cộng (+) lãi định mức trong xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước.
* Trường hợp không xác định riêng được doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất và doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì doanh thu để tính thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tổng doanh thu (bao gồm cả doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất  và doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
+ Đối với tr­ường hợp bán tài sản gắn liền với đất thuê theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền bên nhận chuyển nhượng chấp nhận thanh toán (bao gồm cả giá trị tài sản trên đất và tiền đền bù hỗ trợ (nếu có ).
+ Đối với trường hợp chuyển nhượng vốn góp bằng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất góp vốn kinh doanh thì doanh thu tính thuế là số tiền chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
+ Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nếu có chuyển quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận.
+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất là tài sản kê biên bảo đảm thi hành án thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên đương sự thoả thuận hoặc giá do Hội đồng định giá xác định.
 2. Chỉ tiêu 2: Chi phí từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
Được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Giá vốn của đất chuyển quyền  được xác định như sau:
+ Đối với đất có nguồn gốc do Nh
à n­ước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất là số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Đối với đất có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác hoặc do tổ chức, cá nhân khác chuyển quyền thuê đất là số tiền do bên nhận quyền sử dụng đất chấp nhận thanh toán.
+ Đối với đất có nguồn gốc do đổi công trình lấy đất của Nhà nư­ớc là giá trị công trình đã đổi.
+ Đối với đất có nguồn gốc do đấu giá là số tiền phải thanh toán theo giá trúng đấu giá.
+ Đối với đất có nguồn gốc là tài sản góp vốn kinh doanh là giá trị theo biên bản góp vốn do các bên thoả thuận khi góp vốn.
+ Đối với đất của tổ chức kinh doanh có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp; do được thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng mà không xác định đư­ợc giá vốn của đất thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm nhận quyền sử dụng đất. Các trường hợp trên, nếu thời điểm nhận quyền sử dụng đất trước ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành giá các loại đất áp dụng tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành áp dụng lần đầu theo quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994.
+ Đối với đất thế chấp bảo đảm tiền vay, đất là tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án thì giá vốn đất được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại các điểm nêu trên.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật, chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.
Các khoản chi phí bồi thường, đền bù, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nêu trên nếu không có hoá đơn  thì được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được Chính quyền phường, xã nơi có đất được đền bù, hỗ trợ xác nhận theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
- Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
- Chi phí đầu t­ư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông…
- Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Trường hợp cơ sở  kinh doanh có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.
Không được tính vào chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các khoản chi phí đã được Nhà nước thanh toán hoặc thanh toán bằng nguồn vốn khác.
3. Chỉ tiêu 3: Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Chỉ tiêu (3) = chỉ tiêu (1) - chỉ tiêu (2)
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 6 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để kê khai vào chỉ tiêu này.
Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số B27 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
4. Chỉ tiêu 4: Số lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước được chuyển.
Số liệu ở chỉ tiêu này căn cứ vào kế hoạch chuyển lỗ và xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế tại Phụ lục 1, chi tiết cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh.
Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số B30 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
5. Chỉ tiêu 5: Thu nhập chịu thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Chỉ tiêu (5) = chỉ tiêu (3) - chỉ tiêu (4)
Căn cứ vào các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã được cơ quan thuế xác nhận, hoặc số liệu trên sổ kế toán, cơ sở kinh doanh tính toán và kê khai vào chỉ tiêu này. Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số B33 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
6. Chỉ tiêu 6: Thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo thuế suất 28%.
Chỉ tiêu (6) = chỉ tiêu (5) x 28%
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 7 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm để ghi vào chỉ tiêu này.
Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số ở chỉ tiêu mã số C2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
7. Chỉ tiêu 7: Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế TNDN
Chỉ tiêu (7) = chỉ tiêu (5) - chỉ tiêu (6)
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập còn lại của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi nộp thuế TNDN theo thuế suất 28%. Mục đích của chỉ tiêu này là để nhằm xác định tỷ suất (tỷ lệ %) thu nhập còn lại trên chi phí để xác định thuế TNDN bổ sung phải nộp của cơ sở kinh doanh.
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 8 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm để ghi vào chỉ tiêu này. 
8. Chỉ tiêu 8 – Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí (tỷ lệ %)
Chỉ tiêu (8) = chỉ tiêu (7) : chỉ tiêu (2)
Mục đích của chỉ tiêu này là xác định xem cơ sở kinh doanh có phải chịu thuế TNDN bổ sung hay không. Nếu tỷ suất này lớn hơn 15% thì cơ sở kinh doanh sẽ phải chịu thuế TNDN bổ sung.
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, thực hiện nhiều giao dịch và có nhiều Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mà các tỷ suất của mỗi lần chuyển quyền khác nhau thì có thể bỏ trống, không ghi vào chỉ tiêu này. Trong trường hợp này cơ sở kinh doanh không được tính lại tỷ suất bình quân chung để tính lại số thuế thu nhập bổ sung đã nộp theo từng lần giao dịch mà cơ quan thuế đã tính và ra thông báo nộp thuế.
9. Chỉ tiêu 9 - Thuế thu nhập bổ sung từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo biểu thuế suất luỹ tiến từng phần      
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập bổ sung mà cơ sở kinh doanh phải nộp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo quy định tại điểm 2 mục V phần C Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính. 
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 10 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm để ghi vào chỉ tiêu này.
Đối với cơ sở chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng và vật kiến trúc trên đất thì phải có giải trình chi tiết cách tính toán số thuế TNDN phải nộp bổ sung kèm theo với Phụ lục này.
Số liệu ở chỉ tiêu này được ghi vào chỉ tiêu mã số C8 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
10. Chỉ tiêu 10 - Tổng số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
Chỉ tiêu (10) = chỉ tiêu (6) + chỉ tiêu (9)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN cơ sở kinh doanh phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính thuế.

Hướng dẫn QT Thuế TNDN 01

Hướng dẫn khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp

Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là người nộp thuế TNDN.
PHẦN A - CÁC THÔNG TIN CHUNG
1. Người nộp thuế (NNT)
Các tổ chức, cá nhân sản xuất k
Hướng dẫn khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
PHẦN A - CÁC THÔNG TIN CHUNG
1. Người nộp thuế (NNT)
Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là người nộp thuế TNDN.
Các hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tạm thời không phải nộp thuế cho đến khi có quy định của Chính phủ.
2. Người không phải nộp thuế
Hộ gia đình, cá nhân nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ  sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
3. Người khai thuế
Cơ sở kinh doanh có thu nhập phải khai thuế TNDN theo quy định.
Cơ sở kinh doanh chính có nghĩa vụ khai thuế phần kinh doanh của mình và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ khai thuế riêng.
Cơ sở kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế, đang bị lỗ hoặc đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định (trừ trường hợp cơ sở kinh doanh đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế).
4. Kỳ tính thuế
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
5. Hồ sơ khai quyết toán thuế
Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm hoặc khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là TT số 60/2007/TT-BTC).
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tuỳ theo thực tế phát sinh):
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN hoặc 03-1C/TNDN, ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN theo các mẫu ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
NNT có thể liên hệ với Phòng/Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT của các Cơ quan thuế để lấy mẫu tờ khai, đĩa CD phần mềm hỗ trợ kê khai hoặc vào trang Web ngành thuế tại địa chỉ www.gdt.gov.vn để tải (download) phần mềm hỗ trợ kê khai về sử dụng. 
6. Nguyên tắc lập tờ khai thuế
- Số tiền ghi trên tờ khai thuế TNDN làm tròn đến đơn vị là đồng Việt Nam, không ghi số thập phân.
- Các số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa, chỉ tiêu nào tính ra số âm thì ghi vào trong ngoặc (...), riêng đối với chỉ tiêu thuế TNDN nếu âm thì dùng dấu gạch ngang.
- Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi.
- Tờ khai thuế được coi là hợp lệ khi kê khai theo đúng mẫu quy định, đầy đủ các thông tin định danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế và có người đại diện theo pháp luật của NNT ký tên và đóng dấu.
- NNT không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế.

PHẦN B - HƯỚNG DẪN KHAI THUẾ
I. HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN (MẪU SỐ 03/TNDN).
Tờ khai này được dùng để khai quyết toán thuế TNDN đối với các trường hợp:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh do liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh của cơ sở kinh doanh với cơ sở khác, mà cơ sở kinh doanh là bên nhận liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán và kê khai, nộp thuế trước khi chia lợi nhuận.
Người khai thuế phải khai tách riêng tờ khai đối với hai trường hợp nêu  trên.

1. Khai các chỉ tiêu định danh.
- Chỉ tiêu [01] - Ghi rõ kỳ tính thuế của năm quyết toán thuế.
Chỉ tiêu [02] - Ghi chính xác tên NNT như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp .
Chỉ tiêu [03] - Ghi đầy đủ mã số thuế của NNT như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
Các chỉ tiêu [04], [05], [06]: Ghi đúng theo địa chỉ văn phòng trụ sở của NNT như đã đăng ký với cơ quan thuế.
Các chỉ tiêu [07], [08], [09]: Ghi đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email  của người nộp thuế (nếu có).

2. Khai các chỉ tiêu xác định nghĩa vụ thuế
PHẦN A: KẾT QUẢ KINH DOANH GHI NHẬN THEO BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu trong phần này được lấy từ Báo cáo Kết quả kinh doanh trong Báo cáo Tài chính năm của cơ sở kinh doanh. Đối với các Tổng Công ty, Công ty có cả đơn vị thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc báo sổ thì Báo cáo tài chính được sử dụng để lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm là Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc
1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN (Mã số A1):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế theo chế độ kế toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu được tính và ghi ở Mã số 19 của Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số 03-1A/TNDN), hoặc Mã số 16, Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng (Mẫu số 03-1B/TNDN), hoặc Mã số 28, Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho NNT là các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (Mẫu số 03-1C/TNDN) (hướng dẫn tại Mục II, III, IV,  Phần B tài liệu này).
PHẦN B: XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THEO LUẬT THUẾ TNDN
1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B1):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các khoản điều chỉnh được thể hiện chi tiết trong các chỉ tiêu từ mã số B2 đến mã số B16, cụ thể như sau:
Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + ... + Mã số B16.
Trong đó:
1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2):
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các qui định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.
Các trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thu nhập chịu thuế gồm:
i) Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hoá đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng được xác định là doanh thu tính thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
Ví dụ 1:
Công ty A sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 03 chiếc ô tô với giá trị 300 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Về mặt kế toán, trị giá 03 chiếc xe này chưa được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận là doanh thu vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” cho năm tài chính 2007. Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn nên theo các qui định của Luật thuế TNDN khoản doanh thu bán 03 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN cho năm 2007.
Do vậy Công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghi doanh thu bán 03 chiếc xe là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
ii) Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm: Doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm trả tiền trước. Còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính: doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh xác định theo doanh thu trả tiền một lần thì số chênh lệch về doanh thu cơ sở kinh doanh phải ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 2
Công ty B hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, cho Công ty X thuê 500 m2 diện tích văn phòng với giá là 4 triệu đồng/m2/năm từ tháng 1/1/2007 đến 31/12/2011. Chi phí xây dựng phân bổ cho mỗi m2 văn phòng cho thuê là 2,5 triệu đồng. Công ty X trả tiền trước cho 5 năm. 
Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, chỉ phần tiền thuê tương ứng với thời gian thuê trong năm 2007 mới được ghi nhận là doanh thu của năm 2007. Vậy trên sổ kế toán, doanh thu từ việc cho Công ty X thuê văn phòng được ghi nhận trong năm 2007 là 2.000 triệu đồng.
Tuy nhiên theo qui định của pháp luật thuế TNDN, nếu Công ty chọn cách tính doanh thu nộp thuế TNDN năm 2007 là toàn bộ số tiền thuê nhận trước của 5 năm thì Công ty sẽ điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế năm 2007 số chênh lệch giữa tổng số tiền thuê nhận trước của 5 năm với số tiền được ghi nhận là doanh thu của năm 2007 theo chế độ kế toán, cụ thể:
Số doanh thu điều chỉnh tăng năm 2007
=  10.000 tr. đ  – 2.000 tr. đ   =   8.000 tr. đ
iii) Các khoản hàng hoá dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
iv) Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ: các khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập).
Ví dụ 3
Công ty C là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thực hiện chính sách chiết khấu thương mại cho những người mua với số lượng lớn. Trong năm 2007 có một khách không tiếp tục mua hàng của Công ty và số tiền chiết khấu thương mại mà khách hàng này được hưởng lớn hơn giá trị của hoá đơn cuối cùng nên Công ty phải thanh toán bằng tiền mặt là 15 triệu đồng. Số tiền này về mặt kế toán sẽ được ghi nhận là chiết khấu thương mại và được giảm trừ doanh thu. Tuy nhiên theo qui định của luật thuế, khoản tiền này không được coi là khoản giảm trừ doanh thu mà được đưa vào chi phí bán hàng.
Do vậy, Công ty sẽ điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này số tiền chiết khấu thương mại không được chấp nhận là 15 triệu đồng.
1.2. Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm (Mã số B3):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của luật thuế.
Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã được đưa vào doanh thu  tính thuế của các kỳ trước.
Ví dụ 4
Cũng trong ví dụ 1, Công ty A đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2008. Giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc.
Về mặt kế toán, trị giá 03 chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm 2008. Tương ứng, giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2008. 
Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nên theo qui định của pháp luật thuế giá trị 03 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2007 nên sẽ được loại ra khỏi doanh thu tính thuế của năm 2008. Do vậy, giá thành của 03 chiếc xe này cũng được loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2008.
Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này điều chỉnh giảm chi phí với giá trị là 750 triệu đồng là giá thành sản xuất của 03 chiếc xe trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008.
1.3. Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài (Mã số B4):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài.
 Theo qui định của Luật thuế TNDN hiện hành, cơ sở kinh doanh phải cộng các khoản thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế trong kỳ. Thu nhập chịu thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài là các khoản thu nhập trước khi nộp thuế tại nước ngoài.
Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xác định trên cơ sở thực nhận, cơ sở kinh doanh chỉ hạch toán phần thu nhập thực nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên cơ sở kinh doanh phải cộng số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 5
Công ty A là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh ở Thái Lan. Trong năm 2007, Công ty có khoản thu nhập nhận được ở Thái Lan  chuyển về tương đương 1.400 triệu đồng. Số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan đối với khoản thu nhập này là 600 triệu đồng (thuế suất là 30%).
Trường hợp này Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan là 600 triệu đồng.
1.4. Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định (Mã số B5):
Chỉ tiêu này phản ánh số khấu hao mà cơ sở kinh doanh đã trích và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Các điều chỉnh này thường xảy ra trong các trường hợp sau:
i) Cơ sở kinh doanh trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý  theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Số khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế là số khấu hao được khống chế theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh đối với máy móc thiết bị để nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 
Do đó, khi các cơ sở kinh doanh trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao đã trích vượt không được xác định vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
Ví dụ 6
Công ty D có một dây chuyền máy dệt với nguyên giá là 5 tỉ đồng. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo qui định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, thời gian sử dụng tối thiểu của dây chuyền này là 10 năm – hay mức trích khấu hao tối đa theo qui định là 10%/năm. Mức trích khấu hao bình quân theo quy định là 500 triệu đồng/năm. Trong năm 2007, Công ty có lãi nhiều và thực hiện trích khấu hao nhanh để nhanh chóng đổi mới  thiết bị, Công ty đã tính và trích khấu hao đối dây chuyền máy dệt này là 1.100 triệu đồng.
Như vậy Công ty đã trích khấu hao vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định của Luật thuế TNDN là 100 triệu đồng. Số khấu hao trích vượt này không được xác định là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế và phải được ghi điều chỉnh giảm trong chi phí khấu hao.
ii) Số khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh nhưng không có hoá đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh (trừ trường hợp tài sản cố định đi thuê tài chính)
Theo qui định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì: “Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm biên bản giao nhận tài sản cố định, Hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác liên quan), được theo dõi, quản lí sử dụng và trích khấu hao theo đúng qui định”.
Trường hợp cơ sở kinh doanh ghi nhận vào chi phí giá trị khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải điều chỉnh giảm chi phí khấu hao đối với các tài sản không có chứng từ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế.
iii) Số khấu hao của các tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh:
iv) Số khấu hao của các tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 9 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) thì những tài sản không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao như:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ
- Tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn…được đầu tư bằng quỹ phúc lợi
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như đê, đập, cầu cống, đường xá… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý
- Các tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh
1.5. Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định (Mã số B6):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lãi tiền vay mà doanh nghiệp phải trả nhưng không được tính vào chi phí hợp lí để xác định thu nhập chịu thuế.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 5 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì chi phí trả lãi tiền vay vốn của các đối tượng khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế được khống chế ở mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời điểm nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế và phần chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Ví dụ 7
Công ty C có 2 khoản vay như sau:
Vay 300 triệu đồng của ngân hàng thương mại X với lãi suất 8,4%/năm.
Vay 500 triệu đồng của cán bộ công nhân viên trong công ty với lãi suất 12%/năm.
Theo qui định hiện hành, chi phí trả lãi cho các khoản vay của ngân hàng thương mại X được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Riêng khoản vay của cán bộ công nhân viên trong Công ty bị khống chế tỉ lệ lãi suất tối đa được trừ khi tính thu nhập chịu thuế là không vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, tại thời điểm vay (không vượt quá 10,08% = 1,2 lần x 8,4%).
Công ty phải ghi vào chỉ tiêu này khoản chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế đối với khoản vay của cán bộ công nhân viên, cụ thể như sau:
Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế: (500 tr. đ x 12%)  – (500 tr.đ x 10,08%) = 9,6 tr.đ
Ví dụ 8
Công ty N là một công ty TNHH có vốn điều lệ là 2 tỉ đồng. Do các thành viên sáng lập không có đủ vốn nên Công ty đã vay ngân hàng 500 triệu đồng để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ mức đăng ký. 
Khoản chi phí trả lãi đối với khoản vay 500 triệu bổ sung cho vốn pháp định này phải được loại trừ ra khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Công ty phải điều chỉnh giảm chi phí lãi vay và ghi số chi phí điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu này.
1.6. Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định (Mã số B7)
Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này toàn bộ các khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định trong kỳ tính thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
(i) Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
(ii) Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.
1.7. Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí (Mã số B8):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế và đã hạch toán vào chi phí trong kỳ. 
Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí phạt do vi phạm chế độ quản lý nhà nước quy định không được tính vào chi phí hợp lý như: Tiền phạt vi phạm luật giao thông; Phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê; Phạt vi phạm hành chính về thuế; Các khoản phạt vi phạm hành chính khác.
Các khoản thuế TNDN bị truy thu và phạt do hành vi khai man, trốn thuế, gian lận về thuế của cơ sở kinh doanh đã bị cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định truy thu và phạt cũng không được tính vào chi phí hợp lý.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản chi tiền thuế bị truy thu, tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.
1.8. Các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế (Mã số B9):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khoản chi phí được coi là không liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế.
Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương (trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh); chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Các khoản chi cho cán bộ, công nhân viên không nằm trong Hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể, các khoản chi không được coi là chi phí hợp lý hợp lệ theo qui định của luật thuế hiện hành như chi nghỉ mát, chi hỗ trợ ốm đau đột xuất, chi phí mua bảo hiểm nhân thọ ngoài chương trình bảo hiểm bắt buộc; và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà doanh nghiệp đã chi, đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cũng được đưa vào chỉ tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các chứng từ chi các khoản chi phí nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải loại trừ khi xác định chi phí hợp lý theo Luật thuế TNDN.
1.9. Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh (Mã số B10):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi về tiền lương, tiền công do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí.
Ví dụ 9
Theo quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần H, các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành được nhận một khoản thù lao hàng tháng như sau:
Chủ tịch HĐQT:                              6 triệu đồng
Phó Chủ tịch HĐQT:                       5 triệu đồng
Thành viên HĐQT (3 người):            3 triệu đồng/ người
Tổng số tiền chi trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị của Công ty hàng tháng trong năm 2007 là 20 triệu đồng/tháng
Trong trường hợp này, vì Công ty H trả thù lao hàng tháng cho các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành nên khoản thù lao này được coi là có tính chất lương. Do vậy, các khoản thù lao này không được đưa vào chi phí khi xác đinh thu nhập chịu thuế.
Tổng chi phí tiền lương của các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành không được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của Công ty H năm 2007 là 240 triệu đồng và được ghi vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm chi phí tiền lương.
1.10. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi (Mã số B11):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí cơ sở kinh doanh đã trích trước, tính vào chi phí trong kỳ tính thuế như chi phí trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác mà trên thực tế không phát sinh các khoản chi phí đó.
Tuy nhiên đối với một số ngành đặc thù, chi phí sửa chữa lớn được phép trích trước theo kế hoạch.
1.11. Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã số B12):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí cho tiền ăn giữa ca vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định đối với công chức.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động, nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng mức chi tiền giữa ca cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
1.12. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định (Mã số B13):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh do Công ty mẹ ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức khống chế theo Khoản 13, Điều 5 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN.
Theo qui định hiện hành, các khoản chi phí quản lí phân bổ bởi công ty mẹ ở nước ngoài cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không được phép đưa vào chi phí  khi xác đinh thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp các khoản chi trả cho các dịch vụ do công ty mẹ cung cấp.
Chi phí vượt mức khống chế được xác định như sau: 
Chi phí vượt mức khống chế
=
Chi phí đượcphân bổ
-
Chi phí tối đa được đưa vào chi phí
Công ty nước ngoài có thể áp dụng các phương pháp phân bổ chi phí khác nhau tuy nhiên mức tối đa được đưa vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam không vượt quá giới hạn sau: 
Mức chi phí quản lý do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam tối đa được đưa vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế
=
Tổng doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế
x
Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế
1.13. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số B14):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
1.14. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức quy định (Mã số B15):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại (không bao gồm: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu); Chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả  chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí  và các loại chi phí khác phần vượt quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý mà cơ sở đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.
1.15. Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B16):  
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các khoản điều chỉnh khác (chưa được điều chỉnh tại các khoản mục trên) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và Luật thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế. Một số ví dụ điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác như sau:
i) Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước (do lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn không thuộc diện chịu thuế TNDN).
Ví dụ 10
Công ty B xuất khẩu một lô hàng bán trả chậm vào ngày 31/8/2007 với giá trị là 1 triệu đô la Mỹ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản phải thu theo tỉ giá tại ngày giao hàng. Công ty B nhận được thanh toán vào ngày 31/1/2008. Tỉ giá tại ngày 31/8/2007 là 1USD = 15.400VND, tại ngày 31/12/2007 là 1USD=15.600VND và 31/1/2008 là 1USD = 15.750VND
Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm cuối năm tài chính (31/12/2007) Công ty B phải đánh giá lại khoản phải thu này theo tỉ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo tài chính. Do tỉ giá tăng từ 15.400VND/1USD lên  15.600VND/1USD nên Công ty B có một khoản lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện tại thời điểm 31/12/2007 là 200 triệu đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007, Công ty B đã điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu nhập chịu thuế.
Ngày 31/1/2008 Công ty B nhận được tiền thanh toán. Do tỉ giá lúc này đã tăng từ 15.600VND/1USD lên 15.750VND/1USD, nên Công ty B có thêm một khoản lãi do chênh lệch tỉ giá là 150 triệu đồng (được tính trên cơ sở so sánh với tỉ giá ngày 31/12/2007)
So với thời điểm bán hàng, Công ty B thu được một khoản lãi là 350 triệu đồng do chênh lệch tỉ giá. Về mặt kế toán, do Công ty B đã ghi nhận 200 triệu đồng trong năm 2007 nên Công ty sẽ ghi nhận tiếp 150 triệu đồng vào thu nhập trong năm 2008.
Nhưng về phương diện thuế, do khoản lãi chênh lệch tỉ giá 200 triệu ghi nhận trong Báo cáo thu nhập của năm 2007 chưa được tính vào thu nhập chịu thuế năm 2007 vì chưa thực hiện thanh toán. Sang năm 2008 khi khoản lãi này đã được thực hiện (khách hàng đã thanh toán) thì Công ty phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế năm 2008. Khoản lãi chênh lệch tỉ giá này sẽ được ghi vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác.  
ii) Thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN nhưng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào các quỹ. 
2. Điều chỉnh làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B17)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:
Mã số B17 = Mã số B18 + Mã số B19 + Mã số B20 + Mã số B21  + Mã số B22
Trong đó:
2.1. Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN (Mã số B18):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập theo các quy định hiện hành. Các loại thu nhập không chịu thuế TNDN điển hình bao gồm:
i) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở hữu các cổ phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.
ii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính phủ ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái ...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư dài hạn.
Ví dụ 11
Công ty A có góp vốn vào một Công ty liên doanh B, vào một Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) và đồng thời có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trong năm 2007, Công ty A được chia lợi nhuận từ Công ty liên doanh B là 2 tỉ đ. và từ HĐHTKD là 3 tỉ đ. Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, Công ty A thu được 500 triệu đ. từ việc kinh doanh (mua bán) cổ phiếu và 300 triệu từ cổ tức được chia.
Do liên doanh là một pháp nhân độc lập có nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo qui định của pháp luật trước khi chi trả lợi nhuận cho chủ đầu tư nên Công ty A sẽ không phải nộp thuế TNDN lần nữa đối với phần lợi nhuận nhận được từ công ty liên doanh. 
HĐHTKD không phải là pháp nhân nên các bên đối tác tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế đối với phần lợi tức được chia. Do vậy Công ty A sẽ phải nộp thuế thu nhập trên khoản lợi nhuận được chia từ HĐHTKD.
Đối với các thu nhập từ đầu tư vào thị trường chứng khoán, khoản thu từ lợi t��c được chia sẽ không thuộc diện chịu thuế. Tuy nhiên khoản thu từ kinh doanh cổ phiếu sẽ phải chịu thuế.
Vậy lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN năm 2007 của Công ty A là: 2 tỉ + 0,3 tỉ = 2,3 tỉ
Công ty A sẽ ghi khoản thu nhập không chịu thuế là 2,3 tỉ vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.
2.2. Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước (Mã số  B19):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước.
Ví dụ 12
Tại ví dụ 1, Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô trong năm 2007 đã ký hợp đồng bán 3 chiếc ô tô với giá trị 300 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2008. Giá thành sản xuất của ba chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc.
Về mặt kế toán, trị giá ba chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm 2008. Tương ứng, giá thành sản xuất của ba chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2008. 
Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nên theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp giá trị ba chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2007. Vậy Công ty A sẽ phải điều chỉnh giảm doanh thu của 3 chiếc xe này là 900 triệu đồng trong doanh thu tính thuế trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2008.
Như vậy Công ty A sẽ ghi phần doanh thu điều chỉnh giảm là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu này.
2.3. Các khoản chi phí của doanh thu đã điều chỉnh tăng (Mã số B20):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu “Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2) của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế. 
Ví dụ 13
Trong Ví dụ 1, Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 3 chiếc ô tô với giá trị 300 triệu đồng/chiếc (không bao gồm thuế GTGT). Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Giá thành sản xuất mỗi chiếc xe là 250 triệu đồng.
Theo chế độ kế toán, trị giá 3 chiếc xe này không được coi là đã tiêu thụ và không được ghi nhận vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” cho năm tài chính 2007. Do vậy Công ty A cũng không ghi nhận giá thành sản xuất của 3 chiếc xe này vào giá vốn hàng bán trong năm 2007.
Tuy nhiên, theo Luật thuế TNDN  thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm xuất hoá đơn, vì vậy doanh thu bán 03 chiếc xe được tính vào doanh thu tính thuế TNDN năm 2007. Công ty đã điều chỉnh tăng doanh thu bán xe là 900 triệu đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2007 và ghi vào chỉ  tiêu “các khoản điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2) trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
Đồng thời Công ty sẽ điều chính tăng chi phí tương ứng với giá thành của 03 chiếc xe là 750 triệu đồng  và ghi vào chỉ tiêu (mã số B20) của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
2.4. Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số B21):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết chi phí tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả mà thời gian nợ từ 12 tháng trở xuống có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.
2.5. Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các khoản điều chỉnh khác ngoài các khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu có Mã số từ B18 đến B21 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các điều chỉnh này có thể bao gồm:
i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh được quyền đưa các khoản này vào chi phí. Do các khoản chi phí này đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí để thể hiện các khoản chi này.
ii) Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do chưa thực hiện.
Ví dụ 14
Công ty A nhập lô hàng trả chậm với giá trị 1 triệu USD. Thời điểm nhận hàng là 1/6/2007. Thời hạn thanh toán là 9 tháng kể từ ngày nhận hàng. Thời điểm thực hiện thanh toán là 1/3/2008. Tỉ giá tại thời điểm nhận hàng là 15.400VND/USD, tại ngày 31/12/2007 là 15.600VND/USD và tại ngày thanh toán là 15.700VND/USD.
Theo qui định tại chế độ kế toán thì khi lập Báo cáo kêt quả kinh doanh năm 2007, Công ty phải đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên theo tỉ giá tại ngày cuối năm và xác định các khoản lãi/lỗ do chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên là 200 triệu đồng.
Tuy nhiên theo Luật thuế TNDN thì khoản lỗ này không được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế năm 2007 do chưa thanh toán trong năm 2007 và Công ty A đã điều chỉnh giảm chi phí khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
Đến ngày 1/3/2008, Công ty A đã thanh toán khoản nợ trên. So với thời điểm nhận hàng (1/6/2007), Công ty đã phát sinh một khoản lỗ là 300 triệu đồng. Tuy nhiên do Công ty đã đánh giá lại khoản nợ vào ngày 31/12/2007 và ghi nhận 200 triệu đồng vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 nên phần lỗ còn lại 100 triệu  được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2008.
Theo Luật thuế TNDN thì khoản lỗ của khoản nợ ngắn hạn đã thực sự phát sinh trong năm 2008 nên được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế  năm 2008. Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008, Công ty phải điều chỉnh tăng lỗ do chênh lệch tỉ giá hối đoái đối với khoản nợ mua hàng trả chậm đã ghi vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 là 200 triệu đồng và ghi vào chỉ tiêu (Mã số B22). Số liệu này bằng với số lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của khoản nợ mua hàng trả chậm đã bị loại trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2007.
3. Tổng thu nhập chịu thuế TNDN chưa trừ chuyển lỗ (Mã số B23)
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập chịu thuế TNDN của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế chưa trừ số lỗ phát sinh trong các kỳ tính thuế trước được chuyển sang và được xác định như sau:
Mã số B23 = Mã số A1 + Mã số B1 - Mã số B17
Trong đó:
3.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (Mã số B24):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) và chưa trừ số lỗ của các năm trước được chuyển sang kỳ tính thuế.
3.2. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B25):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (chưa trừ chuyển lỗ các năm trước chuyển sang) của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu (3) của Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
4. Lỗ từ các năm trước chuyển sang (Mã số B26):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang để khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế bao gồm cả lỗ từ hoạt động kinh doanh và lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
Theo quy định tại điều 42, điều 18 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007  của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN quy định cơ sở kinh doanh nếu bị lỗ thì được chuyển lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Cơ sở kinh doanh phải chuyển lỗ riêng đối với các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất. Các khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được bù trừ cho thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và ngược lại. Nếu hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất bị lỗ thì cơ sở kinh doanh được chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm tiếp sau.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang được xác định tại Phụ lục mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Cơ sở kinh doanh phải tính riêng số lỗ được chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất tại Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mã số B26 = Mã số B27 + Mã số B28
Trong đó:
4.1. Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số B27):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh các năm trước chuyển sang theo kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ dòng tổng cộng của Cột (4) trong Bảng II “Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế” của Phụ lục mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN chi tiết về việc chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.2. Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B28):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước chuyển sang theo kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ dòng tổng cộng của chỉ tiêu (4) trong Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN về việc chuyển lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước.
5. Tổng thu nhập chịu thuế TNDN (đã trừ chuyển lỗ) (Mã số B29):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Mã số B29 = Mã số B30 + Mã số B31
Trong đó:
5.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (Mã số B30):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, trừ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
Mã số B30 = Mã số B24 - Mã số B27
5.2. Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B31):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
Mã số B31 =  Mã số B25 – Mã số B28

PHẦN C. XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ TNDN PHẢI NỘP TRONG KỲ TÍNH THUẾ
Căn cứ vào tổng thu nhập chịu thuế đã xác định trên đây, cơ sở kinh doanh xác định số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN như sau:
1. Thuế TNDN từ sản xuất kinh doanh (Mã số C1):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp và được tính như sau:
Mã số C1 = Mã số C2 - Mã số C3 - Mã số C4 - Mã số C5

Trong đó:

1.1. Thuế TNDN tính theo thuế suất phổ thông (Mã số C2):
Tại điều 10 Luật thuế TNDN quy định thuế suất thuế TNDN phổ thông đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
Nguyên tắc tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế TNDN là tất cả các khoản thu nhập chịu thuế sẽ được tính chung theo một mức thuế suất phổ thông là 28%. Các trường hợp nộp thuế theo mức thuế suất khác do được hưởng ưu đãi về thuế suất, do nộp thuế theo quy định riêng của Chính phủ, do được hưởng theo Giấy phép đầu tư…được tính toán số chênh lệch và được giải trình tại các phụ lục kèm theo tờ khai. Số chênh lệch này được tính toán tại chỉ tiêu (3.4) của các Phụ lục từ mẫu số 03-4A/TNDN đến 03-4H/TNDN và ghi vào mã số C3 của Tờ khai này.
Do đó, chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) tính theo thuế suất phổ thông là 28%. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mã số C2 = Mã số B3x 28%
1.2. Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28% (Mã số C3):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN chênh lệch phát sinh do cơ sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất khác với mức thuế suất 28%.
Cơ sở kinh doanh được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN khác mức 28%, do được hưởng các mức thuế suất ưu đãi theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, hoặc các mức thuế suất khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ..., thì cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi, mức thuế suất được hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế suất khác mức thuế suất phổ thông, kê khai vào các Phụ lục từ mẫu số 03-4A/TNDN đến mẫu số 03-4H/TNDN (ban hành kèm  theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh được hưởng thuế suất ưu đãi.
Trong trường hợp cở sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất cao hơn mức 28%, thì chỉ tiêu này là một số âm (-). Nếu cơ sở kinh doanh được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn 28% thì chỉ tiêu này là một số dương (+).
Ví dụ 15
Công ty H hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng được hưởng thuế suất ưu đãi là 10% cho suốt đời dự án. Trong năm 2007, Công ty có một khoản thu nhập chịu thuế là 300 tỷ đồng.
Phần thuế thu nhập chênh lệch do được hưởng thuế suất ưu đãi được xác định như sau:
Mã số C3 = 300 tỷ đồng x (28% - 10%) = 54 tỷ đồng
1.3. Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số C4):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập được miễn giảm theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh vừa được hưởng thuế suất ưu đãi, vừa được miễn giảm thuế thì phần chênh lệch thuế do áp dụng thuế suất ưu đãi được thể hiện tại chỉ tiêu C3 và số thuế được miễn giảm được thể hiện tại chỉ tiêu C4.
Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản thuế thu nhập được miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN nêu trên.
1.4. Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế (Mã số C5):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép trừ vào thu nhập chịu thuế trong kỳ. Số thuế thu nhập được trừ là số thuế thu nhập thực nộp tại nước ngoài đối với phần thu nhập được chia cho cơ sở kinh doanh tại Việt Nam dựa trên các chứng từ nộp thuế.
Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN. Mức thuế TNDN tối đa được trừ xác định theo mức thuế suất thuế TNDN là 28%.  
Trường hợp thu nhập nhận được từ nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tại Hiệp định đó có quy định khác về cách xác định số thuế TNDN được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại cột số (11) Phụ lục nói trên hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cách xác định số thuế được khấu trừ.
2. Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số C6):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (năm tài chính).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu ghi ở chỉ tiêu (10) của Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN và được tính như sau:
Mã số C6 = Mã số C7 + Mã số C8 - Mã số C9
Trong đó:
2.1. Thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số C7):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế, tính theo thuế suất 28%.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mã số C7 = Mã số B31 x 28%
2.2. Thuế thu nhập bổ sung từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số C8):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập bổ sung đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Tại Điều 14 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN quy định: Sau khi tính thuế TNDN theo mức thuế suất 28%, thu nhập còn lại nếu vượt quá 15% tổng chi phí thì cơ sở kinh doanh phải nộp thuế thu nhập bổ sung theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu ở Chỉ tiêu (Mã số 9) của Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. 
2.3. Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính (Mã số C9):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mà doanh nghiệp đã nộp ở tỉnh/thành phố khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào các chứng từ nộp thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở các tỉnh, thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính.
3. Thuế TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (Mã số C10):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế cơ sở kinh doanh phải nộp trong năm tính thuế và được xác định như sau:
 Mã số C10 = Mã số C1 + Mã số C6
Ví dụ 16
Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm mới thành lập năm 2006, có kết quả sản xuất kinh doanh ghi nhận năm 2007 như sau:
- Tổng doanh thu: 20 tỷ đ.
- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh ghi nhận trên sổ sách kế toán: 21 tỷ đ.
- Lợi nhuận ghi nhận theo sổ sách kế toán: lỗ 1 tỷ đ.
- Các loại chi phí không có chứng từ hợp pháp theo qui định của Luật thuế TNDN: 500 triệu đ.
- Chi phí trả lãi tiền vay trả cho hợp đồng của cá nhân vượt mức khống chế: 1.400 triệu đ.
- Chi phí tiền lương, tiền công không có HĐ lao động vượt mức qui định: 100 triệu đ.
- Chi phí quảng cáo vượt mức khống chế: 50 triệu  đ.
- Trong quí 4/2007 có nhận được khoản thu nhập được chia từ thu nhập sau thuế của hoạt động góp vốn cổ phần liên doanh trong nước: 50 triệu  đ.
(Biết rằng năm 2006 có phát sinh thu nhập chịu thuế).
Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN năm 2007 được lập như sau: 
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
(1)
(2)
(3)
(4)
A
Kết  quả  kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính


1
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp
  A1
(1.000.000.000)
B
Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp


1
Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
(B1= B2+B3+...+B16)
B1
2.050.000.000
1.1
Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu
B2

1.2
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm
B3

1.3
Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài
B4

1.4
Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định
B5

1.5
Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định
B6
1.4000.000.000
1.6
Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định
B7
500.000.000
1.7
Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí
B8

1.8
Chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
B9

1.9
Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh
B10
100.000.000
1.10
Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi
B11

1.11
Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định
B12

1.12
Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ  vượt mức quy định
B13

1.13
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính
B14

1.14
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức quy định
B15
50.000.000
1.15
Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế  khác
B16

2
Đi��u chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B17=B18+B19+B20+B21+B22)
B17
-
2.1
Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
B18
-
2.2
Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước 
B19
-
2.3
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng
B20
-
2.4
Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính   
B21
-
2.5
Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận  trước thuế khác
B22
-
3
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chưa trừ chuyển lỗ
(B23=A1+B1-B17)
B23
1.050.000.000
3.1
Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất)
B24
1.050.000.000
3.2
Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
B25

4
Lỗ từ các năm trước chuyển sang (B26=B27+B28)
B26

 4.1
Lỗ từ hoạt động SXKD (trừ lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất)
B27

 4.2
Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
B28

5
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đã trừ chuyển lỗ)
(B29=B30+B31)
B29
1.050.000.000
5.1
Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (B30=B24 –B27)
B30
1.050.000.000
5.2
Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (B31=B25–B28)
B31
0
C
Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế


1
Thuế TNDN từ hoạt động SXKD (C1=C2-C3-C4-C5)
C1
190.000.000
1.1
Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất phổ thông (C2=B30x28%)
C2
280.000.000
1.2
Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28%
C3
90.000.000
1.3
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế
C4
0
1.4
Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
C5
0
2
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C6=C7+C8-C9) 
C6
0
2.1
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C7=B31x28%)
C7
0
2.2
Thuế thu nhập bổ sung  từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
C8
0
2.3
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính
C9
0
3
Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (C10=C1+C6)
C10
190.000.000
D. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau:
    1.
    2.
    3...
Tôi  cam đoan là các số liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê  khai./.
..............ngày.........tháng...........năm ..........
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

17 quy tắc lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết

Trang Brightside đưa ra 17 quy tắc lịch sự tối thiểu người nào cũng nên biết. Việc bạn xử lý trước các tình huống sẽ chứng tỏ bạn có phải là người biết cách cư xử hay không:
1. Không đặt điện thoại của bạn trên bàn ở nơi công cộng. Điều này được cho là không lịch sự, bởi đó dường như là một cách chứng minh thiết bị này quá quan trọng với bạn, và bạn sẵn sàng cầm lấy nó, hí hoáy nhắn tin, lướt mạng, vào Instagram, Facebook... mà vô tình hay cố ý không để ý người đi cùng. Gặp nhau là để nói chuyện và trao đổi trực tiếp, chứ không phải giao tiếp qua các thiết bị điện tử.
2. Nếu bạn đang đi bộ với một người bạn, người đó gặp người quen, bạn cũng nên lịch sự chào lại họ.
3. Tránh cười, nói quá lớn, và nhìn chằm chằm vào người khác.
4. Đôi giày của bạn luôn luôn phải sạch sẽ.
5. Nếu nói "Tôi mời bạn" có nghĩa là bạn sẽ phải trả tiền. Thay vào đó bạn vẫn có thể nói theo cách khác: "Chúng ta đi đến nhà hàng nhé". Trong trường hợp này việc thanh toán không mặc định là việc của bạn nữa, có thể người kia sẽ tranh trả, hoặc cả hai sẽ chia tiền.

ban1_9990_1465435748

6. Trong rạp chiếu phim, rạp hát hay các buổi hoà nhạc, bạn nên di chuyển tới những chỗ phía sau mọi người đang ngồi. Đàn ông nên là những người đi trước.
7. Lái xe ôtô, xe máy lao nhanh qua vũng nước, để nước bắn tung tóe vào người đi đường là hành vi không văn minh.
8. 9 điều nên được giữ bí mật: Tuổi tác, sự giàu có, mâu thuẫn trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, tình yêu, quà tặng, danh dự và sự xấu hổ.
9. Tránh nói chuyện lan man, vô nghĩa trên điện thoại. Nếu bạn cần một ai đó để nói chuyện, cách tốt nhất là hãy tới tìm họ.
10. Nguyên tắc vàng khi sử dụng nước hoa là dùng một cách điều độ, vừa đủ. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn vào buổi tối, tức là cả ngày hôm nay mọi người đã mệt mỏi với mùi hương của bạn.
11. Không bao giờ đến thăm một ai đó mà không gọi điện trước. Một phụ nữ Anh nói rằng nếu như khách không mời xuất hiện trước cửa nhà họ, họ luôn đi giày vào, tay cầm một chiếc mũ và một chiếc ô. Nếu thích người đó, cô ấy sẽ kêu lên: "Tôi vừa mới về nhà". Nếu không thích, cô ấy sẽ thở dài và nói: "Ô, thật đáng tiếc, tôi đang chuẩn bị ra ngoài".
12. Đừng nghĩ đến việc hẹn hò cô ấy nếu bạn cứ nhắn tin suốt cả buổi tối hôm đó.
13. Đàn ông nên đi bộ phía bên tay trái phụ nữ. 
14. Phái mày râu không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không có sự cho phép của cô ấy.
15. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ nên hút thuốc khi được sự cho phép của cô ấy.
16. Tôn trọng thư từ, tin nhắn, đồ đạc riêng tư của mọi người. Các bậc cha mẹ cũng không nên đọc thư của con cái. Các cặp vợ chồng nên tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Lục lọi quần áo, điện thoại, tìm kiếm những thứ không phải của mình là vô cùng khiếm nhã.
17. Đừng bao giờ quên nói lời cám ơn những người thân yêu và bạn bè.




http://www.webtretho.com/forum/f3678/17-quy-tac-lich-su-toi-thieu-ai-cung-phai-biet-2263593/
Share:

Thay đổi mức phạt vi phạm hóa đơn áp dụng từ ngày 01/08/2016

Nội dung trong bài 
  • 1 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 6 điều 34: Hành vi vi phạm về đặt in hoá đơn
  • 2 2. Bổ sung khoản 1a điều 37: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn
  • 3 3. Sửa đổi, bổ sung điều 37 như sau: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn
  • 4 4. Bổ sung điểm g khoản 3 điều 38: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
  • 5 5. Bãi bỏ điểm a khoản 4 điều 38
  • 6 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 39 : Về hành vi sử dụng hoá đơn của người mua
  • 7 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 điều 40: Hành vi về lập, gửi thông báo, báo cáo (trừ thông báo phát hành hoá đơn)
  • 8 8. Bổ sung khoản 5a điều 44: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn
Hiện nay vấn đề chứng từ, hoá đơn vẫn là vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp, trong khi đó thông tư, nghị định lại thay đổi liên tục, các bạn không nắm bắt kịp thời dẫn đến làm sai quy định thì bị phạt. Ngày 27/05/2016 Chính phủ ban hành nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 109/2013/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá đơn. Để các bạn nắm chi tiết kế toán thuế Centax xin chia sẻ bài viết Mức phạt hoá đơn áp dụng từ ngày 01/08/2016 cụ thể như sau:
Tại điều 3 nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ sửa đổi như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 6 điều 34: Hành vi vi phạm về đặt in hoá đơn

Trước:
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
  • Biện pháp khắc phục: Huỷ hoá đơn đặt in giả; cho và bán hoá đơn
Sau khi sửa:
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ Điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổchức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Biện pháp khắc phục: Huỷ hoá đơn khi doanh nghiệp được cơ quan thuế thông báo không đủ điều kiện đặt in hoá đơn; hoá đơn giả;hoá đơn cho và bán cho các nhân tổ chức khác.

2. Bổ sung khoản 1a điều 37: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn

Trước: Chưa qui định
Sau khi bổ sung: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi
  • Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh nộp thông báo điều chỉnh thông tin và bảng kê hoá đơn chưa sử dụng chậm sau 10 ngày đến cơ quan quản lý thuế mới.
  • Sử dụng hoá đơn trước 5 ngày được sử dụng trên thông báo phát hành hoá đơn.

3. Sửa đổi, bổ sung điều 37 như sau: Hành vi vi phạm về phát hành hoá đơn

Trước: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
  • Lập thông báo phát hành hoá đơn không đầy đủ nội dung.
  • Không niêm yết thông báo phát hành hoá đơn theo đúng qui định.
Sau khi sửa: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
  • Lập thông báo phát hành hoá đơn không đầy đủ nội dung.
  • Không niêm yết thông báo phát hành hoá đơn theo đúng qui định.
  • Khi chuyển địa điểm doanh nghiệp nộp điều chỉnh thông tin trên thông báo phát hành hoá đơn và bảng kê hoá đơn chưa sử dụng ch cơ quản lý thuế mới chậm sau 20 ngày.

4. Bổ sung điểm g khoản 3 điều 38: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Trước: Không có
Sau khi sửa đổi:
“g. Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền”.
Trong các trường hợp trên bổ sung thêm vào các trường hợp vi phạm hành chính bị phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ.

5. Bãi bỏ điểm a khoản 4 điều 38

Trước: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
“Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.”
Sau khi sửa đổi: Bỏ qui định.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 39 : Về hành vi sử dụng hoá đơn của người mua

Trước: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách,
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn không bị phạt tiền.
Sau khi sửa đổi: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình Tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 điều 40: Hành vi về lập, gửi thông báo, báo cáo (trừ thông báo phát hành hoá đơn)

Trước: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
  • Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định.
  • Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị phạt tiền.
Sau khi sửa đổi, bổ sung: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
  • Lập sai hoặckhông đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa đơn)
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”.
Bổ sung: “4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm Khoản 1 Điều này phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định”.

8. Bổ sung khoản 5a điều 44: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn

Trước: Chưa qui định
Sau khi bổ sung:
5a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này”.
Theo qui định trên thì các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về hoá đơn thì chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt các hành vi vi phạm về hoá đơn.

Nguồn: http://centax.edu.vn/thay-doi-muc-phat-vi-pham-hoa-don-ap-dung-tu-ngay-01082016/
Share:

CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT THEO MẪU SỐ 03-3/TNDN.

VII. HƯỚNG DẪN KHAI PHỤ LỤC THUẾ TNDN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT THEO MẪU SỐ 03-3/TNDN.
Theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì tổ chức kinh doanh có thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải kê khai và nộp thuế TNDN. Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%. Sau khi tính thu nhập theo mức thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại, tuỳ thuộc vào tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí,  phải tính thuế thu nhập bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần từ 10% đến 25%.
Cơ sở kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất phải lập Phụ lục này để xác định số thuế thu nhập phải nộp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Căn cứ để lập phụ lục này là:
- Các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm đã được cơ quan thuế xác nhận (đối với các cơ sở kinh doanh có phát sinh không thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
- Số liệu trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh, chi tiết phần hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (đối với các cơ sở chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đất).

Một số chỉ tiêu trên tờ khai được kê khai như sau:

1. Chỉ tiêu 1: Doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
Được xác định theo giá thực tế chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất giữa tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có) với bên nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất, thời điểm chuyển quyền thuê đất.
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền thuê đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giá thực tế chuyển nhượng được xác định cụ thể như sau:
+ Là giá ghi trên hoá đơn.
Trường hợp giá ghi trên hoá đơn thấp hơn số tiền thực tế mà bên chuyển quyền sử dụng đất nhận được thì doanh thu tính thuế xác định theo giá thực tế chuyển quyền sử dụng đất.
Trường hợp giá ghi trên hoá đơn hoặc giá thực tế chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì doanh thu tính thuế được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.
+ Là giá trúng đấu giá trong các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định như sau:
+ Tr­ường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với cơ sở hạ tầng trên đất doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền bên nhận chuyển nhượng chấp nhận thanh toán, kể cả số tiền chuyển nhượng cơ sở hạ tầng và cho thuê cơ sở hạ tầng trên đất.
+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất cùng với cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất nếu tách riêng được số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất thì doanh thu tính thuế là số tiền bên nhận quyền sử dụng đất chấp nhận thanh toán không bao gồm tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không tách riêng được tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền bên nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất chấp nhận thanh toán, bao gồm cả số tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất.
Việc ghi hoá đơn đối với doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất kèm theo chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để làm căn cứ kê khai, nộp thuế như sau:
* Trường hợp xác định riêng được doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất  và doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất  thì trên hoá đơn ghi tách riêng doanh thu của  từng hoạt động và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cho từng hoạt động. Cụ thể:
+ Doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi một dòng trên hoá đơn GTGT theo quy định;
+ Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được ghi tách riêng theo thứ tự:
++ Tổng doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
++ Tiền sử dụng đất, tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp NSNN;
++ Doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (đã trừ tiền sử dụng đất, tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp NSNN).
Doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất phải phù hợp với giá thị trường. Trường hợp đơn vị ghi giá bán không phù hợp với giá thị trường thì doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất được xác định lại theo nguyên tắc: Doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất đối với các công trình  xây dựng phải đảm bảo giá trị công trình, cơ sở hạ tầng  trên đất không được cao hơn giá trị quyết toán công trình cộng (+) lãi định mức trong xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước.
* Trường hợp không xác định riêng được doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất và doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì doanh thu để tính thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tổng doanh thu (bao gồm cả doanh thu nhượng bán công trình, cơ sở hạ tầng trên đất  và doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
+ Đối với tr­ường hợp bán tài sản gắn liền với đất thuê theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền bên nhận chuyển nhượng chấp nhận thanh toán (bao gồm cả giá trị tài sản trên đất và tiền đền bù hỗ trợ (nếu có ).
+ Đối với trường hợp chuyển nhượng vốn góp bằng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất góp vốn kinh doanh thì doanh thu tính thuế là số tiền chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
+ Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị quyền sử dụng đất bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm nếu có chuyển quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận.
+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất là tài sản kê biên bảo đảm thi hành án thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên đương sự thoả thuận hoặc giá do Hội đồng định giá xác định.
 2. Chỉ tiêu 2: Chi phí từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
Được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Giá vốn của đất chuyển quyền  được xác định như sau:
+ Đối với đất có nguồn gốc do Nh
à n­ước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất là số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Đối với đất có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác hoặc do tổ chức, cá nhân khác chuyển quyền thuê đất là số tiền do bên nhận quyền sử dụng đất chấp nhận thanh toán.
+ Đối với đất có nguồn gốc do đổi công trình lấy đất của Nhà nư­ớc là giá trị công trình đã đổi.
+ Đối với đất có nguồn gốc do đấu giá là số tiền phải thanh toán theo giá trúng đấu giá.
+ Đối với đất có nguồn gốc là tài sản góp vốn kinh doanh là giá trị theo biên bản góp vốn do các bên thoả thuận khi góp vốn.
+ Đối với đất của tổ chức kinh doanh có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp; do được thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng mà không xác định đư­ợc giá vốn của đất thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm nhận quyền sử dụng đất. Các trường hợp trên, nếu thời điểm nhận quyền sử dụng đất trước ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành giá các loại đất áp dụng tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành áp dụng lần đầu theo quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994.
+ Đối với đất thế chấp bảo đảm tiền vay, đất là tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án thì giá vốn đất được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại các điểm nêu trên.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật, chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.
Các khoản chi phí bồi thường, đền bù, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nêu trên nếu không có hoá đơn  thì được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được Chính quyền phường, xã nơi có đất được đền bù, hỗ trợ xác nhận theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
- Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
- Chi phí đầu t­ư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông…
- Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Trường hợp cơ sở  kinh doanh có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.
Không được tính vào chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các khoản chi phí đã được Nhà nước thanh toán hoặc thanh toán bằng nguồn vốn khác.
3. Chỉ tiêu 3: Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Chỉ tiêu (3) = chỉ tiêu (1) - chỉ tiêu (2)
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 6 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để kê khai vào chỉ tiêu này.
Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số B27 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
4. Chỉ tiêu 4: Số lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước được chuyển.
Số liệu ở chỉ tiêu này căn cứ vào kế hoạch chuyển lỗ và xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế tại Phụ lục 1, chi tiết cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh.
Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số B30 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
5. Chỉ tiêu 5: Thu nhập chịu thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Chỉ tiêu (5) = chỉ tiêu (3) - chỉ tiêu (4)
Căn cứ vào các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã được cơ quan thuế xác nhận, hoặc số liệu trên sổ kế toán, cơ sở kinh doanh tính toán và kê khai vào chỉ tiêu này. Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số B33 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
6. Chỉ tiêu 6: Thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo thuế suất 28%.
Chỉ tiêu (6) = chỉ tiêu (5) x 28%
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 7 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm để ghi vào chỉ tiêu này.
Số liệu ở chỉ tiêu này bằng số ở chỉ tiêu mã số C2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
7. Chỉ tiêu 7: Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế TNDN
Chỉ tiêu (7) = chỉ tiêu (5) - chỉ tiêu (6)
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập còn lại của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi nộp thuế TNDN theo thuế suất 28%. Mục đích của chỉ tiêu này là để nhằm xác định tỷ suất (tỷ lệ %) thu nhập còn lại trên chi phí để xác định thuế TNDN bổ sung phải nộp của cơ sở kinh doanh.
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 8 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm để ghi vào chỉ tiêu này. 
8. Chỉ tiêu 8 – Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí (tỷ lệ %)
Chỉ tiêu (8) = chỉ tiêu (7) : chỉ tiêu (2)
Mục đích của chỉ tiêu này là xác định xem cơ sở kinh doanh có phải chịu thuế TNDN bổ sung hay không. Nếu tỷ suất này lớn hơn 15% thì cơ sở kinh doanh sẽ phải chịu thuế TNDN bổ sung.
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, thực hiện nhiều giao dịch và có nhiều Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mà các tỷ suất của mỗi lần chuyển quyền khác nhau thì có thể bỏ trống, không ghi vào chỉ tiêu này. Trong trường hợp này cơ sở kinh doanh không được tính lại tỷ suất bình quân chung để tính lại số thuế thu nhập bổ sung đã nộp theo từng lần giao dịch mà cơ quan thuế đã tính và ra thông báo nộp thuế.
9. Chỉ tiêu 9 - Thuế thu nhập bổ sung từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo biểu thuế suất luỹ tiến từng phần      
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập bổ sung mà cơ sở kinh doanh phải nộp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo quy định tại điểm 2 mục V phần C Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính. 
Đối với các cơ sở kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì căn cứ vào điểm 10 phần B của các Tờ khai thuế thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong năm để ghi vào chỉ tiêu này.
Đối với cơ sở chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng và vật kiến trúc trên đất thì phải có giải trình chi tiết cách tính toán số thuế TNDN phải nộp bổ sung kèm theo với Phụ lục này.
Số liệu ở chỉ tiêu này được ghi vào chỉ tiêu mã số C8 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
10. Chỉ tiêu 10 - Tổng số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
Chỉ tiêu (10) = chỉ tiêu (6) + chỉ tiêu (9)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN cơ sở kinh doanh phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính thuế.
Share:

Hướng dẫn QT Thuế TNDN 01

Hướng dẫn khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp

Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là người nộp thuế TNDN.
PHẦN A - CÁC THÔNG TIN CHUNG
1. Người nộp thuế (NNT)
Các tổ chức, cá nhân sản xuất k
Hướng dẫn khai Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
PHẦN A - CÁC THÔNG TIN CHUNG
1. Người nộp thuế (NNT)
Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là người nộp thuế TNDN.
Các hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tạm thời không phải nộp thuế cho đến khi có quy định của Chính phủ.
2. Người không phải nộp thuế
Hộ gia đình, cá nhân nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ  sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
3. Người khai thuế
Cơ sở kinh doanh có thu nhập phải khai thuế TNDN theo quy định.
Cơ sở kinh doanh chính có nghĩa vụ khai thuế phần kinh doanh của mình và của các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ khai thuế riêng.
Cơ sở kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế, đang bị lỗ hoặc đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng quy định (trừ trường hợp cơ sở kinh doanh đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế).
4. Kỳ tính thuế
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
5. Hồ sơ khai quyết toán thuế
Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm hoặc khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là TT số 60/2007/TT-BTC).
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tuỳ theo thực tế phát sinh):
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN hoặc 03-1C/TNDN, ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN theo các mẫu ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
+ Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo TT số 60/2007/TT-BTC.
NNT có thể liên hệ với Phòng/Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT của các Cơ quan thuế để lấy mẫu tờ khai, đĩa CD phần mềm hỗ trợ kê khai hoặc vào trang Web ngành thuế tại địa chỉ www.gdt.gov.vn để tải (download) phần mềm hỗ trợ kê khai về sử dụng. 
6. Nguyên tắc lập tờ khai thuế
- Số tiền ghi trên tờ khai thuế TNDN làm tròn đến đơn vị là đồng Việt Nam, không ghi số thập phân.
- Các số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa, chỉ tiêu nào tính ra số âm thì ghi vào trong ngoặc (...), riêng đối với chỉ tiêu thuế TNDN nếu âm thì dùng dấu gạch ngang.
- Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi.
- Tờ khai thuế được coi là hợp lệ khi kê khai theo đúng mẫu quy định, đầy đủ các thông tin định danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế và có người đại diện theo pháp luật của NNT ký tên và đóng dấu.
- NNT không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế.

PHẦN B - HƯỚNG DẪN KHAI THUẾ
I. HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN (MẪU SỐ 03/TNDN).
Tờ khai này được dùng để khai quyết toán thuế TNDN đối với các trường hợp:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh do liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh của cơ sở kinh doanh với cơ sở khác, mà cơ sở kinh doanh là bên nhận liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán và kê khai, nộp thuế trước khi chia lợi nhuận.
Người khai thuế phải khai tách riêng tờ khai đối với hai trường hợp nêu  trên.

1. Khai các chỉ tiêu định danh.
- Chỉ tiêu [01] - Ghi rõ kỳ tính thuế của năm quyết toán thuế.
Chỉ tiêu [02] - Ghi chính xác tên NNT như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp .
Chỉ tiêu [03] - Ghi đầy đủ mã số thuế của NNT như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
Các chỉ tiêu [04], [05], [06]: Ghi đúng theo địa chỉ văn phòng trụ sở của NNT như đã đăng ký với cơ quan thuế.
Các chỉ tiêu [07], [08], [09]: Ghi đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email  của người nộp thuế (nếu có).

2. Khai các chỉ tiêu xác định nghĩa vụ thuế
PHẦN A: KẾT QUẢ KINH DOANH GHI NHẬN THEO BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu trong phần này được lấy từ Báo cáo Kết quả kinh doanh trong Báo cáo Tài chính năm của cơ sở kinh doanh. Đối với các Tổng Công ty, Công ty có cả đơn vị thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc báo sổ thì Báo cáo tài chính được sử dụng để lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm là Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc
1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN (Mã số A1):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế theo chế độ kế toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu được tính và ghi ở Mã số 19 của Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số 03-1A/TNDN), hoặc Mã số 16, Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng (Mẫu số 03-1B/TNDN), hoặc Mã số 28, Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dành cho NNT là các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (Mẫu số 03-1C/TNDN) (hướng dẫn tại Mục II, III, IV,  Phần B tài liệu này).
PHẦN B: XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THEO LUẬT THUẾ TNDN
1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B1):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các khoản điều chỉnh được thể hiện chi tiết trong các chỉ tiêu từ mã số B2 đến mã số B16, cụ thể như sau:
Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + ... + Mã số B16.
Trong đó:
1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2):
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các qui định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo qui định của luật thuế.
Các trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thu nhập chịu thuế gồm:
i) Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hoá đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng được xác định là doanh thu tính thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
Ví dụ 1:
Công ty A sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 03 chiếc ô tô với giá trị 300 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Về mặt kế toán, trị giá 03 chiếc xe này chưa được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận là doanh thu vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” cho năm tài chính 2007. Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn nên theo các qui định của Luật thuế TNDN khoản doanh thu bán 03 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN cho năm 2007.
Do vậy Công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghi doanh thu bán 03 chiếc xe là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
ii) Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm: Doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm trả tiền trước. Còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính: doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh xác định theo doanh thu trả tiền một lần thì số chênh lệch về doanh thu cơ sở kinh doanh phải ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 2
Công ty B hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, cho Công ty X thuê 500 m2 diện tích văn phòng với giá là 4 triệu đồng/m2/năm từ tháng 1/1/2007 đến 31/12/2011. Chi phí xây dựng phân bổ cho mỗi m2 văn phòng cho thuê là 2,5 triệu đồng. Công ty X trả tiền trước cho 5 năm. 
Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, chỉ phần tiền thuê tương ứng với thời gian thuê trong năm 2007 mới được ghi nhận là doanh thu của năm 2007. Vậy trên sổ kế toán, doanh thu từ việc cho Công ty X thuê văn phòng được ghi nhận trong năm 2007 là 2.000 triệu đồng.
Tuy nhiên theo qui định của pháp luật thuế TNDN, nếu Công ty chọn cách tính doanh thu nộp thuế TNDN năm 2007 là toàn bộ số tiền thuê nhận trước của 5 năm thì Công ty sẽ điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế năm 2007 số chênh lệch giữa tổng số tiền thuê nhận trước của 5 năm với số tiền được ghi nhận là doanh thu của năm 2007 theo chế độ kế toán, cụ thể:
Số doanh thu điều chỉnh tăng năm 2007
=  10.000 tr. đ  – 2.000 tr. đ   =   8.000 tr. đ
iii) Các khoản hàng hoá dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
iv) Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ: các khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập).
Ví dụ 3
Công ty C là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thực hiện chính sách chiết khấu thương mại cho những người mua với số lượng lớn. Trong năm 2007 có một khách không tiếp tục mua hàng của Công ty và số tiền chiết khấu thương mại mà khách hàng này được hưởng lớn hơn giá trị của hoá đơn cuối cùng nên Công ty phải thanh toán bằng tiền mặt là 15 triệu đồng. Số tiền này về mặt kế toán sẽ được ghi nhận là chiết khấu thương mại và được giảm trừ doanh thu. Tuy nhiên theo qui định của luật thuế, khoản tiền này không được coi là khoản giảm trừ doanh thu mà được đưa vào chi phí bán hàng.
Do vậy, Công ty sẽ điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này số tiền chiết khấu thương mại không được chấp nhận là 15 triệu đồng.
1.2. Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm (Mã số B3):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của luật thuế.
Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến doanh thu đã được đưa vào doanh thu  tính thuế của các kỳ trước.
Ví dụ 4
Cũng trong ví dụ 1, Công ty A đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2008. Giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc.
Về mặt kế toán, trị giá 03 chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm 2008. Tương ứng, giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2008. 
Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nên theo qui định của pháp luật thuế giá trị 03 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2007 nên sẽ được loại ra khỏi doanh thu tính thuế của năm 2008. Do vậy, giá thành của 03 chiếc xe này cũng được loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2008.
Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này điều chỉnh giảm chi phí với giá trị là 750 triệu đồng là giá thành sản xuất của 03 chiếc xe trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008.
1.3. Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài (Mã số B4):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài.
 Theo qui định của Luật thuế TNDN hiện hành, cơ sở kinh doanh phải cộng các khoản thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế trong kỳ. Thu nhập chịu thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài là các khoản thu nhập trước khi nộp thuế tại nước ngoài.
Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam được xác định trên cơ sở thực nhận, cơ sở kinh doanh chỉ hạch toán phần thu nhập thực nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên cơ sở kinh doanh phải cộng số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 5
Công ty A là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh ở Thái Lan. Trong năm 2007, Công ty có khoản thu nhập nhận được ở Thái Lan  chuyển về tương đương 1.400 triệu đồng. Số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan đối với khoản thu nhập này là 600 triệu đồng (thuế suất là 30%).
Trường hợp này Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã nộp tại Thái Lan là 600 triệu đồng.
1.4. Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định (Mã số B5):
Chỉ tiêu này phản ánh số khấu hao mà cơ sở kinh doanh đã trích và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Các điều chỉnh này thường xảy ra trong các trường hợp sau:
i) Cơ sở kinh doanh trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý  theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Số khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế là số khấu hao được khống chế theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh đối với máy móc thiết bị để nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng. 
Do đó, khi các cơ sở kinh doanh trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao đã trích vượt không được xác định vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
Ví dụ 6
Công ty D có một dây chuyền máy dệt với nguyên giá là 5 tỉ đồng. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo qui định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC, thời gian sử dụng tối thiểu của dây chuyền này là 10 năm – hay mức trích khấu hao tối đa theo qui định là 10%/năm. Mức trích khấu hao bình quân theo quy định là 500 triệu đồng/năm. Trong năm 2007, Công ty có lãi nhiều và thực hiện trích khấu hao nhanh để nhanh chóng đổi mới  thiết bị, Công ty đã tính và trích khấu hao đối dây chuyền máy dệt này là 1.100 triệu đồng.
Như vậy Công ty đã trích khấu hao vượt quá mức tối đa cho phép theo qui định của Luật thuế TNDN là 100 triệu đồng. Số khấu hao trích vượt này không được xác định là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế và phải được ghi điều chỉnh giảm trong chi phí khấu hao.
ii) Số khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh nhưng không có hoá đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh (trừ trường hợp tài sản cố định đi thuê tài chính)
Theo qui định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì: “Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm biên bản giao nhận tài sản cố định, Hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ khác liên quan), được theo dõi, quản lí sử dụng và trích khấu hao theo đúng qui định”.
Trường hợp cơ sở kinh doanh ghi nhận vào chi phí giá trị khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải điều chỉnh giảm chi phí khấu hao đối với các tài sản không có chứng từ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế.
iii) Số khấu hao của các tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh:
iv) Số khấu hao của các tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 9 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) thì những tài sản không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao như:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ
- Tài sản cố định phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn…được đầu tư bằng quỹ phúc lợi
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như đê, đập, cầu cống, đường xá… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý
- Các tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh
1.5. Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định (Mã số B6):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lãi tiền vay mà doanh nghiệp phải trả nhưng không được tính vào chi phí hợp lí để xác định thu nhập chịu thuế.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 5 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì chi phí trả lãi tiền vay vốn của các đối tượng khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế được khống chế ở mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời điểm nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế và phần chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Ví dụ 7
Công ty C có 2 khoản vay như sau:
Vay 300 triệu đồng của ngân hàng thương mại X với lãi suất 8,4%/năm.
Vay 500 triệu đồng của cán bộ công nhân viên trong công ty với lãi suất 12%/năm.
Theo qui định hiện hành, chi phí trả lãi cho các khoản vay của ngân hàng thương mại X được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Riêng khoản vay của cán bộ công nhân viên trong Công ty bị khống chế tỉ lệ lãi suất tối đa được trừ khi tính thu nhập chịu thuế là không vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, tại thời điểm vay (không vượt quá 10,08% = 1,2 lần x 8,4%).
Công ty phải ghi vào chỉ tiêu này khoản chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế đối với khoản vay của cán bộ công nhân viên, cụ thể như sau:
Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế: (500 tr. đ x 12%)  – (500 tr.đ x 10,08%) = 9,6 tr.đ
Ví dụ 8
Công ty N là một công ty TNHH có vốn điều lệ là 2 tỉ đồng. Do các thành viên sáng lập không có đủ vốn nên Công ty đã vay ngân hàng 500 triệu đồng để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ mức đăng ký. 
Khoản chi phí trả lãi đối với khoản vay 500 triệu bổ sung cho vốn pháp định này phải được loại trừ ra khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Công ty phải điều chỉnh giảm chi phí lãi vay và ghi số chi phí điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu này.
1.6. Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định (Mã số B7)
Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này toàn bộ các khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định trong kỳ tính thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
(i) Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
(ii) Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.
1.7. Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí (Mã số B8):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế và đã hạch toán vào chi phí trong kỳ. 
Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí phạt do vi phạm chế độ quản lý nhà nước quy định không được tính vào chi phí hợp lý như: Tiền phạt vi phạm luật giao thông; Phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê; Phạt vi phạm hành chính về thuế; Các khoản phạt vi phạm hành chính khác.
Các khoản thuế TNDN bị truy thu và phạt do hành vi khai man, trốn thuế, gian lận về thuế của cơ sở kinh doanh đã bị cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định truy thu và phạt cũng không được tính vào chi phí hợp lý.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản chi tiền thuế bị truy thu, tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.
1.8. Các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế (Mã số B9):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khoản chi phí được coi là không liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế.
Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương (trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh); chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Các khoản chi cho cán bộ, công nhân viên không nằm trong Hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể, các khoản chi không được coi là chi phí hợp lý hợp lệ theo qui định của luật thuế hiện hành như chi nghỉ mát, chi hỗ trợ ốm đau đột xuất, chi phí mua bảo hiểm nhân thọ ngoài chương trình bảo hiểm bắt buộc; và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà doanh nghiệp đã chi, đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cũng được đưa vào chỉ tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các chứng từ chi các khoản chi phí nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải loại trừ khi xác định chi phí hợp lý theo Luật thuế TNDN.
1.9. Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh (Mã số B10):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi về tiền lương, tiền công do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí.
Ví dụ 9
Theo quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần H, các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành được nhận một khoản thù lao hàng tháng như sau:
Chủ tịch HĐQT:                              6 triệu đồng
Phó Chủ tịch HĐQT:                       5 triệu đồng
Thành viên HĐQT (3 người):            3 triệu đồng/ người
Tổng số tiền chi trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị của Công ty hàng tháng trong năm 2007 là 20 triệu đồng/tháng
Trong trường hợp này, vì Công ty H trả thù lao hàng tháng cho các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành nên khoản thù lao này được coi là có tính chất lương. Do vậy, các khoản thù lao này không được đưa vào chi phí khi xác đinh thu nhập chịu thuế.
Tổng chi phí tiền lương của các thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành không được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế của Công ty H năm 2007 là 240 triệu đồng và được ghi vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm chi phí tiền lương.
1.10. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi (Mã số B11):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí cơ sở kinh doanh đã trích trước, tính vào chi phí trong kỳ tính thuế như chi phí trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác mà trên thực tế không phát sinh các khoản chi phí đó.
Tuy nhiên đối với một số ngành đặc thù, chi phí sửa chữa lớn được phép trích trước theo kế hoạch.
1.11. Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã số B12):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí cho tiền ăn giữa ca vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định đối với công chức.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN thì cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động, nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng mức chi tiền giữa ca cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
1.12. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định (Mã số B13):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh do Công ty mẹ ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức khống chế theo Khoản 13, Điều 5 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN.
Theo qui định hiện hành, các khoản chi phí quản lí phân bổ bởi công ty mẹ ở nước ngoài cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không được phép đưa vào chi phí  khi xác đinh thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp các khoản chi trả cho các dịch vụ do công ty mẹ cung cấp.
Chi phí vượt mức khống chế được xác định như sau: 
Chi phí vượt mức khống chế
=
Chi phí đượcphân bổ
-
Chi phí tối đa được đưa vào chi phí
Công ty nước ngoài có thể áp dụng các phương pháp phân bổ chi phí khác nhau tuy nhiên mức tối đa được đưa vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam không vượt quá giới hạn sau: 
Mức chi phí quản lý do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam tối đa được đưa vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế
=
Tổng doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế
x
Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế
1.13. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số B14):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
1.14. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức quy định (Mã số B15):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại (không bao gồm: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu); Chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả  chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí  và các loại chi phí khác phần vượt quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý mà cơ sở đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.
1.15. Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B16):  
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các khoản điều chỉnh khác (chưa được điều chỉnh tại các khoản mục trên) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và Luật thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế. Một số ví dụ điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác như sau:
i) Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước (do lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn không thuộc diện chịu thuế TNDN).
Ví dụ 10
Công ty B xuất khẩu một lô hàng bán trả chậm vào ngày 31/8/2007 với giá trị là 1 triệu đô la Mỹ. Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và một khoản phải thu theo tỉ giá tại ngày giao hàng. Công ty B nhận được thanh toán vào ngày 31/1/2008. Tỉ giá tại ngày 31/8/2007 là 1USD = 15.400VND, tại ngày 31/12/2007 là 1USD=15.600VND và 31/1/2008 là 1USD = 15.750VND
Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm cuối năm tài chính (31/12/2007) Công ty B phải đánh giá lại khoản phải thu này theo tỉ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo tài chính. Do tỉ giá tăng từ 15.400VND/1USD lên  15.600VND/1USD nên Công ty B có một khoản lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện tại thời điểm 31/12/2007 là 200 triệu đồng. Khoản lãi này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007, Công ty B đã điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu nhập chịu thuế.
Ngày 31/1/2008 Công ty B nhận được tiền thanh toán. Do tỉ giá lúc này đã tăng từ 15.600VND/1USD lên 15.750VND/1USD, nên Công ty B có thêm một khoản lãi do chênh lệch tỉ giá là 150 triệu đồng (được tính trên cơ sở so sánh với tỉ giá ngày 31/12/2007)
So với thời điểm bán hàng, Công ty B thu được một khoản lãi là 350 triệu đồng do chênh lệch tỉ giá. Về mặt kế toán, do Công ty B đã ghi nhận 200 triệu đồng trong năm 2007 nên Công ty sẽ ghi nhận tiếp 150 triệu đồng vào thu nhập trong năm 2008.
Nhưng về phương diện thuế, do khoản lãi chênh lệch tỉ giá 200 triệu ghi nhận trong Báo cáo thu nhập của năm 2007 chưa được tính vào thu nhập chịu thuế năm 2007 vì chưa thực hiện thanh toán. Sang năm 2008 khi khoản lãi này đã được thực hiện (khách hàng đã thanh toán) thì Công ty phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế năm 2008. Khoản lãi chênh lệch tỉ giá này sẽ được ghi vào chỉ tiêu điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác.  
ii) Thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN nhưng doanh nghiệp hạch toán trực tiếp vào các quỹ. 
2. Điều chỉnh làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (Mã số B17)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:
Mã số B17 = Mã số B18 + Mã số B19 + Mã số B20 + Mã số B21  + Mã số B22
Trong đó:
2.1. Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN (Mã số B18):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập theo các quy định hiện hành. Các loại thu nhập không chịu thuế TNDN điển hình bao gồm:
i) Các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia (cổ tức) thu được từ việc sở hữu các cổ phiếu này cũng được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Riêng thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế.
ii) Các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính phủ ví dụ thu nhập từ trái phiếu Chính phủ, công trái ...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ dựa trên sổ kế toán chi tiết của phần thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư dài hạn.
Ví dụ 11
Công ty A có góp vốn vào một Công ty liên doanh B, vào một Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) và đồng thời có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trong năm 2007, Công ty A được chia lợi nhuận từ Công ty liên doanh B là 2 tỉ đ. và từ HĐHTKD là 3 tỉ đ. Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, Công ty A thu được 500 triệu đ. từ việc kinh doanh (mua bán) cổ phiếu và 300 triệu từ cổ tức được chia.
Do liên doanh là một pháp nhân độc lập có nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo qui định của pháp luật trước khi chi trả lợi nhuận cho chủ đầu tư nên Công ty A sẽ không phải nộp thuế TNDN lần nữa đối với phần lợi nhuận nhận được từ công ty liên doanh. 
HĐHTKD không phải là pháp nhân nên các bên đối tác tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế đối với phần lợi tức được chia. Do vậy Công ty A sẽ phải nộp thuế thu nhập trên khoản lợi nhuận được chia từ HĐHTKD.
Đối với các thu nhập từ đầu tư vào thị trường chứng khoán, khoản thu từ lợi t��c được chia sẽ không thuộc diện chịu thuế. Tuy nhiên khoản thu từ kinh doanh cổ phiếu sẽ phải chịu thuế.
Vậy lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN năm 2007 của Công ty A là: 2 tỉ + 0,3 tỉ = 2,3 tỉ
Công ty A sẽ ghi khoản thu nhập không chịu thuế là 2,3 tỉ vào chỉ tiêu này để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.
2.2. Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước (Mã số  B19):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay của cơ sở kinh doanh nhưng đã đưa vào doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước.
Ví dụ 12
Tại ví dụ 1, Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô trong năm 2007 đã ký hợp đồng bán 3 chiếc ô tô với giá trị 300 triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2008. Giá thành sản xuất của ba chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc.
Về mặt kế toán, trị giá ba chiếc xe này được ghi nhận là doanh thu trong năm 2008. Tương ứng, giá thành sản xuất của ba chiếc xe này cũng được ghi vào chi phí giá vốn hàng bán trong năm 2008. 
Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nên theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp giá trị ba chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2007. Vậy Công ty A sẽ phải điều chỉnh giảm doanh thu của 3 chiếc xe này là 900 triệu đồng trong doanh thu tính thuế trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2008.
Như vậy Công ty A sẽ ghi phần doanh thu điều chỉnh giảm là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu này.
2.3. Các khoản chi phí của doanh thu đã điều chỉnh tăng (Mã số B20):
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu “Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2) của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế. 
Ví dụ 13
Trong Ví dụ 1, Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 3 chiếc ô tô với giá trị 300 triệu đồng/chiếc (không bao gồm thuế GTGT). Công ty đã xuất hoá đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Giá thành sản xuất mỗi chiếc xe là 250 triệu đồng.
Theo chế độ kế toán, trị giá 3 chiếc xe này không được coi là đã tiêu thụ và không được ghi nhận vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” cho năm tài chính 2007. Do vậy Công ty A cũng không ghi nhận giá thành sản xuất của 3 chiếc xe này vào giá vốn hàng bán trong năm 2007.
Tuy nhiên, theo Luật thuế TNDN  thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm xuất hoá đơn, vì vậy doanh thu bán 03 chiếc xe được tính vào doanh thu tính thuế TNDN năm 2007. Công ty đã điều chỉnh tăng doanh thu bán xe là 900 triệu đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2007 và ghi vào chỉ  tiêu “các khoản điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2) trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
Đồng thời Công ty sẽ điều chính tăng chi phí tương ứng với giá thành của 03 chiếc xe là 750 triệu đồng  và ghi vào chỉ tiêu (mã số B20) của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
2.4. Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số B21):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết chi phí tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả mà thời gian nợ từ 12 tháng trở xuống có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.
2.5. Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các khoản điều chỉnh khác ngoài các khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu có Mã số từ B18 đến B21 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế. Các điều chỉnh này có thể bao gồm:
i) Các khoản trích trước vào chi phí năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế. Sang năm sau khi các khoản này đã thực chi, cơ sở kinh doanh được quyền đưa các khoản này vào chi phí. Do các khoản chi phí này đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước nên không được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm nay. Vì vậy, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh tăng chi phí để thể hiện các khoản chi này.
ii) Khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ (thực hiện trong năm) đã được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước theo chế độ kế toán nhưng chưa được ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm trước do chưa thực hiện.
Ví dụ 14
Công ty A nhập lô hàng trả chậm với giá trị 1 triệu USD. Thời điểm nhận hàng là 1/6/2007. Thời hạn thanh toán là 9 tháng kể từ ngày nhận hàng. Thời điểm thực hiện thanh toán là 1/3/2008. Tỉ giá tại thời điểm nhận hàng là 15.400VND/USD, tại ngày 31/12/2007 là 15.600VND/USD và tại ngày thanh toán là 15.700VND/USD.
Theo qui định tại chế độ kế toán thì khi lập Báo cáo kêt quả kinh doanh năm 2007, Công ty phải đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên theo tỉ giá tại ngày cuối năm và xác định các khoản lãi/lỗ do chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ ngắn hạn trên là 200 triệu đồng.
Tuy nhiên theo Luật thuế TNDN thì khoản lỗ này không được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế năm 2007 do chưa thanh toán trong năm 2007 và Công ty A đã điều chỉnh giảm chi phí khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007.
Đến ngày 1/3/2008, Công ty A đã thanh toán khoản nợ trên. So với thời điểm nhận hàng (1/6/2007), Công ty đã phát sinh một khoản lỗ là 300 triệu đồng. Tuy nhiên do Công ty đã đánh giá lại khoản nợ vào ngày 31/12/2007 và ghi nhận 200 triệu đồng vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 nên phần lỗ còn lại 100 triệu  được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2008.
Theo Luật thuế TNDN thì khoản lỗ của khoản nợ ngắn hạn đã thực sự phát sinh trong năm 2008 nên được đưa vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế  năm 2008. Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008, Công ty phải điều chỉnh tăng lỗ do chênh lệch tỉ giá hối đoái đối với khoản nợ mua hàng trả chậm đã ghi vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 là 200 triệu đồng và ghi vào chỉ tiêu (Mã số B22). Số liệu này bằng với số lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dư của khoản nợ mua hàng trả chậm đã bị loại trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2007.
3. Tổng thu nhập chịu thuế TNDN chưa trừ chuyển lỗ (Mã số B23)
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập chịu thuế TNDN của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế chưa trừ số lỗ phát sinh trong các kỳ tính thuế trước được chuyển sang và được xác định như sau:
Mã số B23 = Mã số A1 + Mã số B1 - Mã số B17
Trong đó:
3.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (Mã số B24):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) và chưa trừ số lỗ của các năm trước được chuyển sang kỳ tính thuế.
3.2. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B25):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (chưa trừ chuyển lỗ các năm trước chuyển sang) của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu (3) của Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
4. Lỗ từ các năm trước chuyển sang (Mã số B26):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang để khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế bao gồm cả lỗ từ hoạt động kinh doanh và lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
Theo quy định tại điều 42, điều 18 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007  của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN quy định cơ sở kinh doanh nếu bị lỗ thì được chuyển lỗ và trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Cơ sở kinh doanh phải chuyển lỗ riêng đối với các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất. Các khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được bù trừ cho thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và ngược lại. Nếu hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất bị lỗ thì cơ sở kinh doanh được chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm tiếp sau.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang được xác định tại Phụ lục mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Cơ sở kinh doanh phải tính riêng số lỗ được chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất tại Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mã số B26 = Mã số B27 + Mã số B28
Trong đó:
4.1. Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số B27):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh các năm trước chuyển sang theo kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ dòng tổng cộng của Cột (4) trong Bảng II “Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế” của Phụ lục mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN chi tiết về việc chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.2. Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B28):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước chuyển sang theo kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ dòng tổng cộng của chỉ tiêu (4) trong Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN về việc chuyển lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước.
5. Tổng thu nhập chịu thuế TNDN (đã trừ chuyển lỗ) (Mã số B29):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Mã số B29 = Mã số B30 + Mã số B31
Trong đó:
5.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (Mã số B30):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, trừ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
Mã số B30 = Mã số B24 - Mã số B27
5.2. Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B31):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế và được xác định như sau:
Mã số B31 =  Mã số B25 – Mã số B28

PHẦN C. XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ TNDN PHẢI NỘP TRONG KỲ TÍNH THUẾ
Căn cứ vào tổng thu nhập chịu thuế đã xác định trên đây, cơ sở kinh doanh xác định số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN như sau:
1. Thuế TNDN từ sản xuất kinh doanh (Mã số C1):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp và được tính như sau:
Mã số C1 = Mã số C2 - Mã số C3 - Mã số C4 - Mã số C5

Trong đó:

1.1. Thuế TNDN tính theo thuế suất phổ thông (Mã số C2):
Tại điều 10 Luật thuế TNDN quy định thuế suất thuế TNDN phổ thông đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
Nguyên tắc tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế TNDN là tất cả các khoản thu nhập chịu thuế sẽ được tính chung theo một mức thuế suất phổ thông là 28%. Các trường hợp nộp thuế theo mức thuế suất khác do được hưởng ưu đãi về thuế suất, do nộp thuế theo quy định riêng của Chính phủ, do được hưởng theo Giấy phép đầu tư…được tính toán số chênh lệch và được giải trình tại các phụ lục kèm theo tờ khai. Số chênh lệch này được tính toán tại chỉ tiêu (3.4) của các Phụ lục từ mẫu số 03-4A/TNDN đến 03-4H/TNDN và ghi vào mã số C3 của Tờ khai này.
Do đó, chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) tính theo thuế suất phổ thông là 28%. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mã số C2 = Mã số B3x 28%
1.2. Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28% (Mã số C3):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN chênh lệch phát sinh do cơ sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất khác với mức thuế suất 28%.
Cơ sở kinh doanh được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN khác mức 28%, do được hưởng các mức thuế suất ưu đãi theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, hoặc các mức thuế suất khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ..., thì cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi, mức thuế suất được hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế suất khác mức thuế suất phổ thông, kê khai vào các Phụ lục từ mẫu số 03-4A/TNDN đến mẫu số 03-4H/TNDN (ban hành kèm  theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh được hưởng thuế suất ưu đãi.
Trong trường hợp cở sở kinh doanh áp dụng mức thuế suất cao hơn mức 28%, thì chỉ tiêu này là một số âm (-). Nếu cơ sở kinh doanh được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn 28% thì chỉ tiêu này là một số dương (+).
Ví dụ 15
Công ty H hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng được hưởng thuế suất ưu đãi là 10% cho suốt đời dự án. Trong năm 2007, Công ty có một khoản thu nhập chịu thuế là 300 tỷ đồng.
Phần thuế thu nhập chênh lệch do được hưởng thuế suất ưu đãi được xác định như sau:
Mã số C3 = 300 tỷ đồng x (28% - 10%) = 54 tỷ đồng
1.3. Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số C4):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập được miễn giảm theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh vừa được hưởng thuế suất ưu đãi, vừa được miễn giảm thuế thì phần chênh lệch thuế do áp dụng thuế suất ưu đãi được thể hiện tại chỉ tiêu C3 và số thuế được miễn giảm được thể hiện tại chỉ tiêu C4.
Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản thuế thu nhập được miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN nêu trên.
1.4. Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế (Mã số C5):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép trừ vào thu nhập chịu thuế trong kỳ. Số thuế thu nhập được trừ là số thuế thu nhập thực nộp tại nước ngoài đối với phần thu nhập được chia cho cơ sở kinh doanh tại Việt Nam dựa trên các chứng từ nộp thuế.
Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN. Mức thuế TNDN tối đa được trừ xác định theo mức thuế suất thuế TNDN là 28%.  
Trường hợp thu nhập nhận được từ nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tại Hiệp định đó có quy định khác về cách xác định số thuế TNDN được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại cột số (11) Phụ lục nói trên hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cách xác định số thuế được khấu trừ.
2. Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số C6):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (năm tài chính).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu ghi ở chỉ tiêu (10) của Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN và được tính như sau:
Mã số C6 = Mã số C7 + Mã số C8 - Mã số C9
Trong đó:
2.1. Thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số C7):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế, tính theo thuế suất 28%.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định như sau:
Mã số C7 = Mã số B31 x 28%
2.2. Thuế thu nhập bổ sung từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số C8):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập bổ sung đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Tại Điều 14 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN quy định: Sau khi tính thuế TNDN theo mức thuế suất 28%, thu nhập còn lại nếu vượt quá 15% tổng chi phí thì cơ sở kinh doanh phải nộp thuế thu nhập bổ sung theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu ở Chỉ tiêu (Mã số 9) của Phụ lục mẫu số 03-3/TNDN kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN. 
2.3. Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính (Mã số C9):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mà doanh nghiệp đã nộp ở tỉnh/thành phố khác nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào các chứng từ nộp thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở các tỉnh, thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính.
3. Thuế TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (Mã số C10):
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế cơ sở kinh doanh phải nộp trong năm tính thuế và được xác định như sau:
 Mã số C10 = Mã số C1 + Mã số C6
Ví dụ 16
Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm mới thành lập năm 2006, có kết quả sản xuất kinh doanh ghi nhận năm 2007 như sau:
- Tổng doanh thu: 20 tỷ đ.
- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh ghi nhận trên sổ sách kế toán: 21 tỷ đ.
- Lợi nhuận ghi nhận theo sổ sách kế toán: lỗ 1 tỷ đ.
- Các loại chi phí không có chứng từ hợp pháp theo qui định của Luật thuế TNDN: 500 triệu đ.
- Chi phí trả lãi tiền vay trả cho hợp đồng của cá nhân vượt mức khống chế: 1.400 triệu đ.
- Chi phí tiền lương, tiền công không có HĐ lao động vượt mức qui định: 100 triệu đ.
- Chi phí quảng cáo vượt mức khống chế: 50 triệu  đ.
- Trong quí 4/2007 có nhận được khoản thu nhập được chia từ thu nhập sau thuế của hoạt động góp vốn cổ phần liên doanh trong nước: 50 triệu  đ.
(Biết rằng năm 2006 có phát sinh thu nhập chịu thuế).
Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN năm 2007 được lập như sau: 
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
(1)
(2)
(3)
(4)
A
Kết  quả  kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính


1
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp
  A1
(1.000.000.000)
B
Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp


1
Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
(B1= B2+B3+...+B16)
B1
2.050.000.000
1.1
Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu
B2

1.2
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm
B3

1.3
Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài
B4

1.4
Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định
B5

1.5
Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định
B6
1.4000.000.000
1.6
Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định
B7
500.000.000
1.7
Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí
B8

1.8
Chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
B9

1.9
Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh
B10
100.000.000
1.10
Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi
B11

1.11
Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định
B12

1.12
Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ  vượt mức quy định
B13

1.13
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính
B14

1.14
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức quy định
B15
50.000.000
1.15
Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế  khác
B16

2
Đi��u chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B17=B18+B19+B20+B21+B22)
B17
-
2.1
Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
B18
-
2.2
Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước 
B19
-
2.3
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng
B20
-
2.4
Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính   
B21
-
2.5
Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận  trước thuế khác
B22
-
3
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp chưa trừ chuyển lỗ
(B23=A1+B1-B17)
B23
1.050.000.000
3.1
Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất)
B24
1.050.000.000
3.2
Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
B25

4
Lỗ từ các năm trước chuyển sang (B26=B27+B28)
B26

 4.1
Lỗ từ hoạt động SXKD (trừ lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất)
B27

 4.2
Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
B28

5
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đã trừ chuyển lỗ)
(B29=B30+B31)
B29
1.050.000.000
5.1
Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (B30=B24 –B27)
B30
1.050.000.000
5.2
Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (B31=B25–B28)
B31
0
C
Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế


1
Thuế TNDN từ hoạt động SXKD (C1=C2-C3-C4-C5)
C1
190.000.000
1.1
Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất phổ thông (C2=B30x28%)
C2
280.000.000
1.2
Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28%
C3
90.000.000
1.3
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế
C4
0
1.4
Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
C5
0
2
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C6=C7+C8-C9) 
C6
0
2.1
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C7=B31x28%)
C7
0
2.2
Thuế thu nhập bổ sung  từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
C8
0
2.3
Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính
C9
0
3
Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (C10=C1+C6)
C10
190.000.000
D. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau:
    1.
    2.
    3...
Tôi  cam đoan là các số liệu kê khai này là đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê  khai./.
..............ngày.........tháng...........năm ..........
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Recent Posts

Unordered List

Theme Support