Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Quyết toán thuế 2015: Đừng để nộp thuế nhiều hoặc bị xuất toán chi phí

Quyết toán thuế và giải trình thanh tra thuế luôn là nỗi lo lắng của giới kế toán đặc biệt trong tình hình năm tài chính 2015 với nhiều sự thay đổi chính sách, cả về pháp luật doanh nghiệp và cả về chính sách thuế. Với nhiều thông thoáng trong thủ tục và điều kiện ghi nhận chi phí được trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế TNDN nhưng cũng đòi hỏi chặt chẽ hơn về hồ sơ nội bộ để có thể giải trình tính hợp lý của các khoản chi phí. Tóm lại là: chính sách cởi mở hơn, cho doanh nghiệp tự chủ hơn thì cũng yêu cầu trách nhiệm cao hơn của kế toán thuế
Nội dung dưới đây sẽ chỉ dẫn các phương pháp và kỹ năng, công việc cần thực hiện để có một kỳ quyết toán thành công, an toàn, hiệu quả và tối ưu thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật...
Thông thường, có tới 75% kế toán viên không thể hoặc chưa kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thể để có thể đảm bảo giải trình chắc chắn cho các chi phí được trừ đã ghi nhận. Ở góc độ doanh nghiệp, cũng có khoảng 30% chi phí thực sự mà doanh nghiệp không thể có căn cứ ghi nhận hoặc bị chính doanh nghiệp bỏ quên không ghi nhận. Từ đó dẫn đến nguy cơ phải nộp thuế nhiều hơn mức thực sự phải nộp...!

Soát xét số liệu kế toán thuế và hồ sơ kế toán thuế 2015

  • Hãy soát xét lại toàn bộ các hóa đơn, chứng từ, hồ sơ, căn cứ kế toán có liên quan, đối chiếu cẩn thận với các tờ khai thuế GTGT các kỳ trong năm 2015. Khi soát xét, cần đảm bảo tính khớp đúng của số liệu trên hóa đơn với tờ khai thuế đồng thời đảm bảo rằng toàn hộ hồ sơ gốc đã được tập hợp phù hợp cũng như đảm bảo điều kiện thanh toán, khấu trừ của pháp luật thuế hiện hành.
  • Soát xét nghiệp vụ hạch toán, ghi sổ kế toán đặc biệt chú trong các khoản mục doanh thu, chi phí. Trong đó lớn nhất là giá vốn hàng bán của hàng hóa dịch vụ. Đối với công ty thương mại, cần chú ý phương pháp tập hợp chi phí mua hàng (tài khoản 1562) và giá trị dự kiến kết chuyển sang giá vốn trước khi lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
  • Lập nhanh bảng cân đối số phát sinh, đánh giá tổng quan và ước đoán tổng số các giá trị doanh thu, thu nhập, chi phí, lợi nhuận tính thuế, chuyển lỗ và giá trị thuế phải nộp dự kiến khi quyết toán năm 2015.
  • Lập một bảng kê các khoản chi phí không được trừ hoặc không "hợp lý" so với đặc thù hoạt động sản xuất kinh để đánh giá đúng về cơ cấu cũng như giá trị chi phí trước khi quyết toán.
  • Lập một bảng kê dạng check-list các khoản chi phí mà từ năm 2015 có điều kiện ghi nhận dễ hơn, các quy định về trình tự thủ tục hồ sơ theo thông tư 96/2015/TT-BTC, từ đó tự phân tích và nhận định xem ở doanh nghiệp của bạn còn khoản nào có thể "vận dụng".

Phân tích báo cáo tài chính trong quan hệ với báo cáo quyết toán thuế

huong dan quyet toan thue 2015, lap bao cao tai chinh, phan tich bao cao tai chinh, dao tao ke toan thuc hanh
Chúng ta thường coi nhẹ việc phân tích báo cáo tài chính và số liệu kế toán vì nghĩ rằng chỉ làm kế toán thuế một cách "đối phó". Nhưng tác giả muốn nhấn mạnh rằng, kể cả "đối phó" thì cũng nên làm cho chặt chẽ để không còn tồn tại nguy cơ xuất toán trước khi nộp quyết toánVí dụ, một doanh nghiệp báo lỗ liên tục 3 năm với số lỗ khá nhiều, có phát sinh chi phí tài chính do đi vay tiền nhưng quỹ tiền mặt lại dư quá nhiều ở mỗi kỳ quyết toán. Vậy phải chăng kế toán "dấu đầu hở đuôi" (?). Lỗi đó là do không có khả năng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trong quan hệ với các tờ khai thuế, hồ sơ gốc và báo cáo quyết toán cũng như "xu hướng" số liệu kế toán thuế của doanh nghiệp.
Vậy bạn cần phân tích và đối chiếu thế nào?
  • Hãy lập nhanh báo cáo tài chính dạng đầy đủ hoặc tóm tắt
  • Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang. Trong đó phân tích theo chiều dọc là dạng phân tích đánh giá "cơ cấu hợp lý" hoặc bất bình thường của các chỉ tiêu trong tổng thể. Còn phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang là phân tích đánh giá sự tăng trưởng và phát triển, biến động của các chỉ tiêu theo thời gian (các kỳ kế toán). Ví dụ, sau khi phân tích, bạn thấy rằng doanh thu tăng 30% nhưng chi phí chỉ tăng 5% thì bạn có thể cân nhắc hoặc xem xét lại chi phí. Ngược lại, nếu doanh thu tăng 30% nhưng chi phí tăng đến 50% thì cũng cần xem xét lại vì như vậy tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn doanh thu và có vẻ có gì bất hợp lý. Khi thanh tra, cơ quan thuế có xu hướng đánh giá nhanh số liệu của bạn như vậy...
  • Phân tích, so sánh, đối chiếu chéo các báo cáo: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, tờ khai thuế GTGT, báo cáo quyết toán thuế TNDN, bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư hàng hóa...

Kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế và TỐI ƯU THUẾ PHẢI NỘP

lập báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính,  lập báo cáo thuế, quyết toán thuế, tối ưu thuế, đào tạo kế toán thực hành
Để kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế hướng đến tối ưu thuế phải nộp trong doanh nghiệp, bạn cần thông thạo hoạt động đặc thù của công ty mình, am hiểu chính sách kế toán và pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế TNDN. Tiếp theo đòi hỏi bạn có kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, thương mại cho các nội dung: quy chế tài chính, quy chế thương mại, chiết khấu thanh toán, chính sách giảm giá - chiết khấu, khuyến mãi, quảng cáo, xử lý hao hụt, và các quy định liên quan tới lao động tiêng lương, quy chế lương, trích lập dự phòng, hợp đồng kinh tế...
  • Qua các phân tích và kết quả rà soát ở bước 1 và bước 2 trên đây, bạn đã có thể hình dung rõ ràng về tình trạng số liệu kế toán thuế của mình đồng thời cũng nhận ra còn chi phí nào có thể khai thác thêm (?), có giao dịch nào có thể "chuyển đối", giá trị nào cần được cân đối và tính toán lại...
  • Vận dụng luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn, đánh giá xem còn hồ sơ gốc nào mà bạn chưa làm hoặc chưa thể làm, lên phương án thực hiện chi tiết theo từng khoản mục chi phí, ví dụ: chi phí phúc lợi cho nhân viên trong năm, quà tặng cho khách hàng, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí nhân công ngoài giờ, chi phí tiếp khách và công tác phí, chi phi phí hao hụt mất mát hoặc hư hại hàng hóa vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh...
  • Giao dịch nào của doanh thu hoặc chi phí mà chưa có căn cứ giải trình như: hợp đồng, thanh toán, chứng từ công nợ, dự toán, quyết toán, nghiệm thu ...
  • Công ty hoặc ngành hàng kinh doanh hoặc vùng hoạt động nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ có những ưu đãi nào về thuế TNDN hoặc dự án đầu tư cho năm tài chính 2015 này... (?)
Nếu bạn tìm được tất cả phương án, hạch toán và kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế cho tất cả các nội dung nói trên, tác giả tin rằng bạn có thể khai thác thêm (hoặc không bỏ sót) đến 30% chi phí tính thuế, từ đó giảm lợi nhuận tính thuế và đương nhiên là giảm được tiền thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ pháp luật về thuế. Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, cùng với khả năng làm chủ số liệu và giải trình "lưu loát" khi thanh tra thuế là bạn đã loại bỏ gần như toàn bộ nguy cơ xuất toán chi phí tính thuế TNDN.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Quyết toán thuế 2015: Đừng để nộp thuế nhiều hoặc bị xuất toán chi phí

Quyết toán thuế và giải trình thanh tra thuế luôn là nỗi lo lắng của giới kế toán đặc biệt trong tình hình năm tài chính 2015 với nhiều sự thay đổi chính sách, cả về pháp luật doanh nghiệp và cả về chính sách thuế. Với nhiều thông thoáng trong thủ tục và điều kiện ghi nhận chi phí được trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế TNDN nhưng cũng đòi hỏi chặt chẽ hơn về hồ sơ nội bộ để có thể giải trình tính hợp lý của các khoản chi phí. Tóm lại là: chính sách cởi mở hơn, cho doanh nghiệp tự chủ hơn thì cũng yêu cầu trách nhiệm cao hơn của kế toán thuế
Nội dung dưới đây sẽ chỉ dẫn các phương pháp và kỹ năng, công việc cần thực hiện để có một kỳ quyết toán thành công, an toàn, hiệu quả và tối ưu thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật...
Thông thường, có tới 75% kế toán viên không thể hoặc chưa kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thể để có thể đảm bảo giải trình chắc chắn cho các chi phí được trừ đã ghi nhận. Ở góc độ doanh nghiệp, cũng có khoảng 30% chi phí thực sự mà doanh nghiệp không thể có căn cứ ghi nhận hoặc bị chính doanh nghiệp bỏ quên không ghi nhận. Từ đó dẫn đến nguy cơ phải nộp thuế nhiều hơn mức thực sự phải nộp...!

Soát xét số liệu kế toán thuế và hồ sơ kế toán thuế 2015

  • Hãy soát xét lại toàn bộ các hóa đơn, chứng từ, hồ sơ, căn cứ kế toán có liên quan, đối chiếu cẩn thận với các tờ khai thuế GTGT các kỳ trong năm 2015. Khi soát xét, cần đảm bảo tính khớp đúng của số liệu trên hóa đơn với tờ khai thuế đồng thời đảm bảo rằng toàn hộ hồ sơ gốc đã được tập hợp phù hợp cũng như đảm bảo điều kiện thanh toán, khấu trừ của pháp luật thuế hiện hành.
  • Soát xét nghiệp vụ hạch toán, ghi sổ kế toán đặc biệt chú trong các khoản mục doanh thu, chi phí. Trong đó lớn nhất là giá vốn hàng bán của hàng hóa dịch vụ. Đối với công ty thương mại, cần chú ý phương pháp tập hợp chi phí mua hàng (tài khoản 1562) và giá trị dự kiến kết chuyển sang giá vốn trước khi lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
  • Lập nhanh bảng cân đối số phát sinh, đánh giá tổng quan và ước đoán tổng số các giá trị doanh thu, thu nhập, chi phí, lợi nhuận tính thuế, chuyển lỗ và giá trị thuế phải nộp dự kiến khi quyết toán năm 2015.
  • Lập một bảng kê các khoản chi phí không được trừ hoặc không "hợp lý" so với đặc thù hoạt động sản xuất kinh để đánh giá đúng về cơ cấu cũng như giá trị chi phí trước khi quyết toán.
  • Lập một bảng kê dạng check-list các khoản chi phí mà từ năm 2015 có điều kiện ghi nhận dễ hơn, các quy định về trình tự thủ tục hồ sơ theo thông tư 96/2015/TT-BTC, từ đó tự phân tích và nhận định xem ở doanh nghiệp của bạn còn khoản nào có thể "vận dụng".

Phân tích báo cáo tài chính trong quan hệ với báo cáo quyết toán thuế

huong dan quyet toan thue 2015, lap bao cao tai chinh, phan tich bao cao tai chinh, dao tao ke toan thuc hanh
Chúng ta thường coi nhẹ việc phân tích báo cáo tài chính và số liệu kế toán vì nghĩ rằng chỉ làm kế toán thuế một cách "đối phó". Nhưng tác giả muốn nhấn mạnh rằng, kể cả "đối phó" thì cũng nên làm cho chặt chẽ để không còn tồn tại nguy cơ xuất toán trước khi nộp quyết toánVí dụ, một doanh nghiệp báo lỗ liên tục 3 năm với số lỗ khá nhiều, có phát sinh chi phí tài chính do đi vay tiền nhưng quỹ tiền mặt lại dư quá nhiều ở mỗi kỳ quyết toán. Vậy phải chăng kế toán "dấu đầu hở đuôi" (?). Lỗi đó là do không có khả năng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính trong quan hệ với các tờ khai thuế, hồ sơ gốc và báo cáo quyết toán cũng như "xu hướng" số liệu kế toán thuế của doanh nghiệp.
Vậy bạn cần phân tích và đối chiếu thế nào?
  • Hãy lập nhanh báo cáo tài chính dạng đầy đủ hoặc tóm tắt
  • Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang. Trong đó phân tích theo chiều dọc là dạng phân tích đánh giá "cơ cấu hợp lý" hoặc bất bình thường của các chỉ tiêu trong tổng thể. Còn phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang là phân tích đánh giá sự tăng trưởng và phát triển, biến động của các chỉ tiêu theo thời gian (các kỳ kế toán). Ví dụ, sau khi phân tích, bạn thấy rằng doanh thu tăng 30% nhưng chi phí chỉ tăng 5% thì bạn có thể cân nhắc hoặc xem xét lại chi phí. Ngược lại, nếu doanh thu tăng 30% nhưng chi phí tăng đến 50% thì cũng cần xem xét lại vì như vậy tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn doanh thu và có vẻ có gì bất hợp lý. Khi thanh tra, cơ quan thuế có xu hướng đánh giá nhanh số liệu của bạn như vậy...
  • Phân tích, so sánh, đối chiếu chéo các báo cáo: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, tờ khai thuế GTGT, báo cáo quyết toán thuế TNDN, bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư hàng hóa...

Kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế và TỐI ƯU THUẾ PHẢI NỘP

lập báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính,  lập báo cáo thuế, quyết toán thuế, tối ưu thuế, đào tạo kế toán thực hành
Để kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế hướng đến tối ưu thuế phải nộp trong doanh nghiệp, bạn cần thông thạo hoạt động đặc thù của công ty mình, am hiểu chính sách kế toán và pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế TNDN. Tiếp theo đòi hỏi bạn có kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, thương mại cho các nội dung: quy chế tài chính, quy chế thương mại, chiết khấu thanh toán, chính sách giảm giá - chiết khấu, khuyến mãi, quảng cáo, xử lý hao hụt, và các quy định liên quan tới lao động tiêng lương, quy chế lương, trích lập dự phòng, hợp đồng kinh tế...
  • Qua các phân tích và kết quả rà soát ở bước 1 và bước 2 trên đây, bạn đã có thể hình dung rõ ràng về tình trạng số liệu kế toán thuế của mình đồng thời cũng nhận ra còn chi phí nào có thể khai thác thêm (?), có giao dịch nào có thể "chuyển đối", giá trị nào cần được cân đối và tính toán lại...
  • Vận dụng luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn, đánh giá xem còn hồ sơ gốc nào mà bạn chưa làm hoặc chưa thể làm, lên phương án thực hiện chi tiết theo từng khoản mục chi phí, ví dụ: chi phí phúc lợi cho nhân viên trong năm, quà tặng cho khách hàng, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí nhân công ngoài giờ, chi phí tiếp khách và công tác phí, chi phi phí hao hụt mất mát hoặc hư hại hàng hóa vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh...
  • Giao dịch nào của doanh thu hoặc chi phí mà chưa có căn cứ giải trình như: hợp đồng, thanh toán, chứng từ công nợ, dự toán, quyết toán, nghiệm thu ...
  • Công ty hoặc ngành hàng kinh doanh hoặc vùng hoạt động nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ có những ưu đãi nào về thuế TNDN hoặc dự án đầu tư cho năm tài chính 2015 này... (?)
Nếu bạn tìm được tất cả phương án, hạch toán và kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế cho tất cả các nội dung nói trên, tác giả tin rằng bạn có thể khai thác thêm (hoặc không bỏ sót) đến 30% chi phí tính thuế, từ đó giảm lợi nhuận tính thuế và đương nhiên là giảm được tiền thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ pháp luật về thuế. Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, cùng với khả năng làm chủ số liệu và giải trình "lưu loát" khi thanh tra thuế là bạn đã loại bỏ gần như toàn bộ nguy cơ xuất toán chi phí tính thuế TNDN.
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Lưu trữ Blog

Lưu trữ Blog

Recent Posts

Unordered List

Theme Support