Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Vốn hóa chi phí lãi vay khi mua TSCĐ

Chi phí lãi vay khi mua tài sản cố định
-         Xử lý khi Công ty khi mua xe ô tô có phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng?
-         Xác định nguyên giá của TSCĐ?
Phần I:
- Căn cứ điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định:
Theo đó: 
+Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ)= là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
+  Vay Ngân hàng để mua sắm tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị về phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( bào gồm cả lãi tiền vay phải trả trong thời gian lắp đặt, chạy thử) ĐƯỢC TÍNH VÀO NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
= > Như vậy chi phí lãi vay được vốn hóa tính vào nguyên giá tài sản trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang,  và được phân bổ vào chi phí khấu hao
1.      Hạch toán vào Nguyên giá TSCĐ : khi TSCĐ đó mua về đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử chưa chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD, lúc này thì lãi vay phát sinh trong giai đoạn này được vốn hóa đưa vào Nguyên Gía TSCĐ
2.     Hạch toán vào TK 635 : là khi TSCĐ đó chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD => lúc này lãi vay phát sinh sẽ hạch toán vào TK 635 chứ không còn được vốn hóa như lúc mua sắm xây dựng cơ bản dở dang.


Phần II:

Chế độ kế toán  Chuẩn mực số 3: Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ HỮU HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP

TSCĐ hữu hình mua sắm
14. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
16. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

Phần III:
+Mua sắm xe đầu kéo: ghi theo giá trên hóa đơn
-Ngày 01/01/2016: 03 chiếc
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413)=2.000.000.000x3=6.000.000.000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) =600.000.000
     Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 6.600.000.000
+Mua sắm sắt tấm để làm Thùng:
-Ngày 02/01/2016
-Vật liệu: thép tấm
Nợ TK 152=300.000.000x3=900.000.000
Nợ TK 1331=900.000.000
     Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 990.000.000
-         Xuất dùng
Nợ TK 241=900.000.000
     Có TK 152= 900.000.000
-         Nhân công:
+Ngày 01/01/2016-30/06/2016
Nợ TK 622 =100.000.000
              Có TK 334 = 100.000.000
Nợ TK 334 =100.000.000
              Có TK 1111 = 100.000.000
Nợ TK 241 =100.000.000
              Có TK 622 = 100.000.000

Hoặc
Nợ TK 241 =100.000.000
              Có TK 334 = 100.000.000

-         Dầu chạy thử máy
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413) =16.000.000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) =1.600.000
    Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 17.600.000

+ Vay ngân hàng: 4.000.000.000 lãi xuất 8%/năm
-         Lãi vay từ tháng 1- 6=6 tháng
-         Chi phí lãi vay = 4.000.000.000*8%/năm/12*6=160.000.000

Nợ TK 241 =160.000.000
             Có TK 112 = 160.000.000
Chú ý: Những tháng tiếp theo từ tháng 7 trở đi chi phí lãi vay tính vào TK 635
XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN
-         Xe được nghiệm thu hoàn thành sau khi chạy thử lúc 1/7/2016
-         Kế toán tập hợp chi phí xác định nguyên giá tài sản đưa vào sử dụng làm căn cứ khấu hao phân bổ
NGUYÊN GIÁ=6.000.000.000+900.000.000+100.000.000+16.000.000+160.000.000= 7.176.000.000

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2016

Hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo thủ tục mới nhất năm 2016 

- Đối tượng đăng ký người phụ thuộc:
Người lao động có thu nhập trên 9 triệu/tháng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
thủ tục đăng ký người phụ thuộc mới nhất năm 2016
 

Xem thêm

1, Đăng ký người phụ thuộc lần đầu: 

Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo Mẫu số: 02/ĐK-NPT-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015  của Bộ Tài chính) có hiệu lực từ ngày 30/07/2015.
(Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN được sử dụng từ ngày 30/7/2015
thay thế cho mẫu 16/ĐK-TNCN theo TT 156/2013/TT-BTC)
tờ khai đăng ký người phụ thuộc
Tải mẫu Mẫu số: 02/ĐK-NPT-TNCN về tại đây: Mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc

Các bạn kế toán lưu ý: khi tiếp nhận mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN của người lao động các bạn cần kiểm tra, hoặc hướng dẫn NLĐ cách làm và chú ý các thông tin trên tờ đăng ký như sau:
- NLĐ phải có mã số thuế TNCN rồi mới được đăng ký NPT.
- Trong phần nội dung có 2 mục: I và II:
+ Nếu người phụ thuộc đã có chứng minh thư nhân dân (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc đã có mã số thuế người phụ thuộc thì các bạn khai thông tin NPT đó vào mục I.
+ Còn những NPT chưa có chứng minh thư nhân dân (dưới 14 tuổi) hoặc chưa có MST NPT thì khai vào mục II.
- Mục "Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ gia cảnh" (chỉ tiêu 15 hoặc 25): Ghi theo tháng thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng kể cả trường hợp đăng ký sau thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
(Ví dụ: Tại công ty kế toán Thiên Ưng có Nhân viên A: Sinh con từ tháng 1/2016, nghỉ chế độ thai sản 6 tháng đến T7/2016 bắt đầu đi làm lại và đăng ký người phụ thuộc cho con vào tháng T7/2016.
Vậy chúng ta cần xác định như sau:
+ Tháng 1/2016 sinh con: đây là thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (các bạn đưa vào chỉ tiêu 25 là 01/2016)
+ Đăng ký từ tháng nào thì được tính giảm trừ từ tháng đó (Nhân viên A, Đăng ký từ T7/2016 => được tính giảm trừ từ T7/2016) Nhưng đến khi quyết toán được tính giảm trừ từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (được tính từ T1/2016)
- Mục "Thời điểm kết thúc giảm trừ" (Chỉ tiêu 16 hoặc 26): ghi Tháng thực tế kết thúc nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trường hợp không xác định được thời điểm kết thúc thì bỏ trống.(Tức là nếu bạn đăng ký NPT lần đầu thì bỏ trống mục này)
 
- Công ty trả thu nhập: Sau khi đã xác nhận, Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) mẫu Đăng ký và thực hiện tổng hợp dữ liệu đăng ký trên mẫu 16TH - Bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh bằng 1 trong các ứng dụng sau:
1. Làm trên phần mềm Hồ trợ kê khai:
Các bạn vào phần mềm hỗ trợ kê khai => Chọn "Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân" => Chọn "Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh" Sau đó điền đầy đủ thông tin rồi ấn "Kết xuất XML" để gửi qua mạng.
 
2. Làm trên phần mềm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN (Hiện tại đang là HT QTT TNCN 3.2.5)
Các bạn vào phần mềm hỗ trợ quyết toán tại phần "Nhập tờ khai" các bạn chọn "Bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh" Sau đó điền đầy đủ thông tin rồi ấn "Kết xuất" để gửi qua mạng.

Căn cứ vào mẫu 02/ĐK/NPT-TNCN mà người lao động đã làm và nộp cho công ty, các bạn tiến thành đưa thông tin vào Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh - Mẫu 16TH
(Các bạn cứ điền theo mẫu 02 thôi, ở phần trên, Kế toán Thiên Ưng đã giải thích rõ về cách làm mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN rồi, các bạn theo hướng dẫn đó để làm mẫu 16TH) có chỗ nào không hiểu thì các bạn cứ đặt con chỏ chuột vào ô đó rồi ấn "F1" là ra hướng dẫn)
Lưu ý rằng: Trong mẫu 16TH có 2 phần:
Mục I: Đăng ký cấp MST cho người phụ thuộc: Mục này dành cho những người NPT được đăng ký lần đầu, chưa có MST người phụ thuộc
Mục II: Đăng ký thay đổi người phụ thuộc: đưa vào mục này bắt buộc NPT phải có MST rồi, báo tăng/ báo giảm các bạn đưa vào đây.
 

- Nộp hồ sơ đăng ký NPT về cơ quan thuế:
Các bạn có thể nộp Mẫu 16TH qua 2 trang mạng sau: nhantokhai.gdt.gov.vn hoặc tncnonline.com.vn.
Nộp qua đâu thì các bạn tra cứu MST người phụ thuộc tại đó
Hình thức nộpCách tra cứu kết quả
(Tra cứ MST người phụ thuộc)
Cách 1. Nộp mẫu 16TH qua nhantokhai.gdt.gov.vn:
+ Bước 1: Truy cập vào webstite: nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập -> Tài khoản:
=> Tiếp đó chọn tìm tới phần: 16TH - Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh -> => tích chọn vào ô vuông
=> Kéo chuột xuống dưới để chọn: Tiếp tục:
=> Tiếp đó các bạn ấn: Chấp nhận
Sau khi đăng ký xong thì các bạn có thể nộp mẫu 16TH qua mạng được rồi.
 
=> Tiếp đó: Các tiến hành nộp mẫu 16TH qua mạng, các bạn nộp giống như việc nộp tờ khai thuế GTGT...nhé. Vào phần: NỘP TỜ KHAI -> ...
Đăng nhập vào web nhantokhai.gdt.gov.vn. Sau khi các bạn đăng nhập xong, 
=> Vào mục: Tra cứu -> Lựa chọn nút “Tra cứu thông báo” 
 
Tại chỉ tiêu “Loại thông báo ”
=> chọn “Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc”
 
Bấm tải về để kiểm tra:
 
 
Cách 2. Nộp mẫu 16TH qua tncnonline.com.vn:
=> Truy cập vào webstite: tncnonline.com.vn -> Người phụ thuộc:
=> Tiếp đó các bạn chọn mục: Tổ chức, cá nhân: điền đầy đủ thông tin 
=> Sau khi đăng nhập xong thông tin các bạn tiến hành gửi file: 
- Mục: File dữ liệu -> Các bạn trọn file 16TH mà các bạn vừa kết xuất XML từ HTKK ra.
Lưu ý: Đối với cách này các bạn phải mang nộp cả bản giấy lên cơ quan Thuế
Truy cập vào webstite: tncnonline.com.vn
Vào mục: Người phụ thuộc
-> Tổ chức, cá nhân:
Sau khi điền đầy đủ thông tin ở phần trên, các bạn chọn mục: Tra cứu file
-> Các bạn xem: kết quả cấp mã
Nếu có rồi các bạn vào đó để tải về
 




2) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc: 
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo Mẫu số: 02/ĐK-NPT-TNCN và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. 
-  Đăng ký khi có thay đổi NPT
Trường hợp trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về NPT thì cá nhân đăng ký NPT như lần đầu (Mục 1).
Đăng ký NPT khi thay đổi nơi làm việc
Trường hợp trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi nơi làm việc thì cá nhân đăng ký NPT như lần đầu (Mục.1).
Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
 
3. Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: 
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Chi tiết các bạn xem tại đây: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc. 
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
Chú ý: Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. 
 
4. Lỗi thường gặp
Người nộp thuế A đăng ký người phụ thuộc B để tính giảm trừ gia cảnh. Nếu kết quả đăng ký với cơ quan thuế bị lỗi: “Cấp mã không thành công: Trùng thông tin giấy tờ tùy thân với MST xxxxxxxxxx”
Xử lý:
- Thực hiện tra cứu thông tin MST xxxxxxxxxx trên trang thông tin của Tổng Cục thuế http://gdt.gov.vn hoặc trang http://tncnonline.gdt.gov.vn
- Nếu thông tin của người phụ thuộc B trùng khớp với thông tin với MST xxxxxxxxxx vừa tra cứu (Tên, ngày sinh, số CMND, ngày cấp CMND). Người phụ thuộc B sẽ sử dụng MST xxxxxxxxxx làm MST người phụ thuộc.
- Nếu thông tin của người phụ thuộc B không trùng khớp với thông tin với MST xxxxxxxxxx. Người nộp thuế A nộp hồ sơ xin cấp MST người phụ thuộc trực tiếp cơ quan thuế, hồ sơ gồm: mẫu 05-ĐK-TCT(theo Thông tư 80/2012/TT-BTC), photo CMND của người phụ thuộc B. 
- Nếu tra cứu MST xxxxxxxxxx không tồn tại hệ thống, đề nghị liên hệ cơ quan thuế hỗ trợ tra cứu vì hiện tại các trang thông tin của cơ quan thuế chưa hỗ trợ tra cứu thông tin người phụ thuộc.    


Nguồn: http://ketoanthienung.com/thu-tuc-dang-ky-nguoi-phu-thuoc-giam-tru-gia-canh-moi-nhat.htm

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh qua mạng

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2016 qua mạng, đối với ngaười nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo Thông tư 111/2013/TT-BTC


Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính yêu cầu:

thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
- Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công > 09 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thì phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc và có hồ sơ chứng minh như sau:

I. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:


1) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:

a. Người lao động cần nộp cho DN:

Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN (theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính). Nộp hai (02) bản.
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc. Xem chi tiết tại đây: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

b. Kế toán tại DN cần làm các bước như sau:
- Tiếp nhận mẫu 02/ĐK và hồ sơ của người lao động (Tất cả các lưu tại DN để giải trình khi cơ quan thuế yêu cầu)
- Nộp mẫu 16TH qua mạng cho cơ quan thuế theo các bước sau
Lưu ý: Có chi cục thuế chỉ yêu cầu nộp mẫu 16TH qua mạng là xong, nhưng có nơi lại yêu cầu thêm cả mẫu 02/ĐK và nộp bán cứng trực tiếp tại 1 cửa.

Bước 1: Kê khai mẫu 16TH trên phần mềm HTKK
- Đăng nhập vào phần mềm HTKK -> Chọn mục: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân - > Chọn biểu mẫu: Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
thủ tục đăng ký người phụ thuộc qua mạng
- Sau đó các bạn nhập các thông tin theo như mẫu 02/ĐK mà người lao động đa gửi vào đây:
thủ tục đăng ký người phụ thuộc qua mạng

Bước 2: Nộp mẫu 16TH qua mạng
- Đăng nhập vào website: Nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập -> Đăng nhập xong MST của DN các bạn chọn mục: Tài khoản - Tiếp đó chọn mục: Đăng ký thêm tờ khai
thủ tục đăng ký người phụ thuộc online

- Tìm đến mục: Thuế thu nhập cá nhân -> Tìm biểu mẫu: 16TH- Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh -> Tích chọn vào ô vuông ngoài cùng
cách đăng ký người phụ thuộc qua mạng

Xong thì các bạn kéo chuột xuông cuối cùng chọn mục: Tiếp tục -> Tiếp đó các bạn chọn: Chấp nhận
- Như vậy là các bạn đã có thể gửi mẫu 16TH qua mạng được rồi.
- Bây giờ các bạn tiến hành nộp mẫu 16TH qua mạng giống như việc các bạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN ...nhé. Vào mục: NỘP TỜ KHAI -> Chọn mẫu 16TH -> Rồi chọn tới đường dẫn lưu file kết xuất XML mẫu 16TH.

Sau khi nộp xong khoảng 2 - 7 ngày các bạn kiểm tra xem đã có kết quả chưa:
- Các bạn đăng nhập vào website: nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập vào tài khoản MST của DN -> Vào mục: Tra cứu -> Lựa chọn: Loại thông báo:
đăng ký người phụ thuộc qua mạng
-> Bấm vào mục: Tải về để kiểm tra:
đăng ký người phụ thuộc online
Như vậy là đã đăng ký song MST cho người phụ thuộc nhé

Ngoài ra các bạn chú ý 1 số trường hợp sau:
+ Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của UBND cẫp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.
+ Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế: mẫu số 21a/XN-TNCN.
+ Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng: mẫu số 21b/XN-TNCN.
+ Trường hợp người phụ thuộc là người tàn tãt không có khả năng lao động: mẫu 22/XN-TNCN.

- Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Chú ý:
- Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ví dụ.
- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.
- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.
(Theo điểm IV Công văn Số 187/TCT-TNCN ngày 15/1/2013 của Tổng cục thuế).

b) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:

- Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

2.  Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.

3. Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc) và (bao gồm cả trường hợp phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh).

Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.

Lưu ý: Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu.


Nguồn: http://ketoanthienung.org/tin-tuc/thu-tuc-dang-ky-nguoi-phu-thuoc-giam-tru-gia-canh.htm

CHI PHÍ LÃI VAY MUA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯA VÀO NGUYÊN GIÁ TSCĐ

Công văn số 36600/CT-HTr ngày 01/6/2016 về việc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm

- Căn cứ điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định:
Theo đó: 
+Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ)= là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
+  Vay Ngân hàng để mua sắm tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị về phục vụ sản xuất kinh doanh của Cty thì lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( bào gồm cả lãi tiền vay phải trả trong thời gian lắp đặt, chạy thử) ĐƯỢC TÍNH VÀO NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
= > Như vậy chi phí lãi vay được vốn hóa tính vào nguyên giá tài sản và được phân bổ khấu hao
1.      Hạch toán vào NGTSCĐ : khi TSCĐ đó mua về đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử chưa chính thức đưa vào HĐ SXKD, lúc này thì lãi vay phát sinh trong giai đoạn này được vốn hóa đưa vào NG TSCĐ
2.     Hạch toán vào TK 635 : là khi TSCĐ đó chính thức đưa vào HĐ SXKD => lúc này lãi vay phát sinh sẽ hạch toán vào TK 635 chứ không còn được vốn hóa nữa.














Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Vốn hóa chi phí lãi vay khi mua TSCĐ

Chi phí lãi vay khi mua tài sản cố định
-         Xử lý khi Công ty khi mua xe ô tô có phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng?
-         Xác định nguyên giá của TSCĐ?
Phần I:
- Căn cứ điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định:
Theo đó: 
+Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ)= là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
+  Vay Ngân hàng để mua sắm tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị về phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( bào gồm cả lãi tiền vay phải trả trong thời gian lắp đặt, chạy thử) ĐƯỢC TÍNH VÀO NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
= > Như vậy chi phí lãi vay được vốn hóa tính vào nguyên giá tài sản trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang,  và được phân bổ vào chi phí khấu hao
1.      Hạch toán vào Nguyên giá TSCĐ : khi TSCĐ đó mua về đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử chưa chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD, lúc này thì lãi vay phát sinh trong giai đoạn này được vốn hóa đưa vào Nguyên Gía TSCĐ
2.     Hạch toán vào TK 635 : là khi TSCĐ đó chính thức đưa vào Hoạt Động SXKD => lúc này lãi vay phát sinh sẽ hạch toán vào TK 635 chứ không còn được vốn hóa như lúc mua sắm xây dựng cơ bản dở dang.


Phần II:

Chế độ kế toán  Chuẩn mực số 3: Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ HỮU HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP

TSCĐ hữu hình mua sắm
14. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
16. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

Phần III:
+Mua sắm xe đầu kéo: ghi theo giá trên hóa đơn
-Ngày 01/01/2016: 03 chiếc
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413)=2.000.000.000x3=6.000.000.000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) =600.000.000
     Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 6.600.000.000
+Mua sắm sắt tấm để làm Thùng:
-Ngày 02/01/2016
-Vật liệu: thép tấm
Nợ TK 152=300.000.000x3=900.000.000
Nợ TK 1331=900.000.000
     Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 990.000.000
-         Xuất dùng
Nợ TK 241=900.000.000
     Có TK 152= 900.000.000
-         Nhân công:
+Ngày 01/01/2016-30/06/2016
Nợ TK 622 =100.000.000
              Có TK 334 = 100.000.000
Nợ TK 334 =100.000.000
              Có TK 1111 = 100.000.000
Nợ TK 241 =100.000.000
              Có TK 622 = 100.000.000

Hoặc
Nợ TK 241 =100.000.000
              Có TK 334 = 100.000.000

-         Dầu chạy thử máy
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413) =16.000.000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có) =1.600.000
    Có TK 331 - Phải trả cho người bán.= 17.600.000

+ Vay ngân hàng: 4.000.000.000 lãi xuất 8%/năm
-         Lãi vay từ tháng 1- 6=6 tháng
-         Chi phí lãi vay = 4.000.000.000*8%/năm/12*6=160.000.000

Nợ TK 241 =160.000.000
             Có TK 112 = 160.000.000
Chú ý: Những tháng tiếp theo từ tháng 7 trở đi chi phí lãi vay tính vào TK 635
XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN
-         Xe được nghiệm thu hoàn thành sau khi chạy thử lúc 1/7/2016
-         Kế toán tập hợp chi phí xác định nguyên giá tài sản đưa vào sử dụng làm căn cứ khấu hao phân bổ
NGUYÊN GIÁ=6.000.000.000+900.000.000+100.000.000+16.000.000+160.000.000= 7.176.000.000

Share:

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2016

Hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo thủ tục mới nhất năm 2016 

- Đối tượng đăng ký người phụ thuộc:
Người lao động có thu nhập trên 9 triệu/tháng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
thủ tục đăng ký người phụ thuộc mới nhất năm 2016
 

Xem thêm

1, Đăng ký người phụ thuộc lần đầu: 

Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo Mẫu số: 02/ĐK-NPT-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015  của Bộ Tài chính) có hiệu lực từ ngày 30/07/2015.
(Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN được sử dụng từ ngày 30/7/2015
thay thế cho mẫu 16/ĐK-TNCN theo TT 156/2013/TT-BTC)
tờ khai đăng ký người phụ thuộc
Tải mẫu Mẫu số: 02/ĐK-NPT-TNCN về tại đây: Mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc

Các bạn kế toán lưu ý: khi tiếp nhận mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN của người lao động các bạn cần kiểm tra, hoặc hướng dẫn NLĐ cách làm và chú ý các thông tin trên tờ đăng ký như sau:
- NLĐ phải có mã số thuế TNCN rồi mới được đăng ký NPT.
- Trong phần nội dung có 2 mục: I và II:
+ Nếu người phụ thuộc đã có chứng minh thư nhân dân (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc đã có mã số thuế người phụ thuộc thì các bạn khai thông tin NPT đó vào mục I.
+ Còn những NPT chưa có chứng minh thư nhân dân (dưới 14 tuổi) hoặc chưa có MST NPT thì khai vào mục II.
- Mục "Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ gia cảnh" (chỉ tiêu 15 hoặc 25): Ghi theo tháng thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng kể cả trường hợp đăng ký sau thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
(Ví dụ: Tại công ty kế toán Thiên Ưng có Nhân viên A: Sinh con từ tháng 1/2016, nghỉ chế độ thai sản 6 tháng đến T7/2016 bắt đầu đi làm lại và đăng ký người phụ thuộc cho con vào tháng T7/2016.
Vậy chúng ta cần xác định như sau:
+ Tháng 1/2016 sinh con: đây là thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (các bạn đưa vào chỉ tiêu 25 là 01/2016)
+ Đăng ký từ tháng nào thì được tính giảm trừ từ tháng đó (Nhân viên A, Đăng ký từ T7/2016 => được tính giảm trừ từ T7/2016) Nhưng đến khi quyết toán được tính giảm trừ từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (được tính từ T1/2016)
- Mục "Thời điểm kết thúc giảm trừ" (Chỉ tiêu 16 hoặc 26): ghi Tháng thực tế kết thúc nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trường hợp không xác định được thời điểm kết thúc thì bỏ trống.(Tức là nếu bạn đăng ký NPT lần đầu thì bỏ trống mục này)
 
- Công ty trả thu nhập: Sau khi đã xác nhận, Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) mẫu Đăng ký và thực hiện tổng hợp dữ liệu đăng ký trên mẫu 16TH - Bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh bằng 1 trong các ứng dụng sau:
1. Làm trên phần mềm Hồ trợ kê khai:
Các bạn vào phần mềm hỗ trợ kê khai => Chọn "Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân" => Chọn "Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh" Sau đó điền đầy đủ thông tin rồi ấn "Kết xuất XML" để gửi qua mạng.
 
2. Làm trên phần mềm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN (Hiện tại đang là HT QTT TNCN 3.2.5)
Các bạn vào phần mềm hỗ trợ quyết toán tại phần "Nhập tờ khai" các bạn chọn "Bảng tổng hợp đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh" Sau đó điền đầy đủ thông tin rồi ấn "Kết xuất" để gửi qua mạng.

Căn cứ vào mẫu 02/ĐK/NPT-TNCN mà người lao động đã làm và nộp cho công ty, các bạn tiến thành đưa thông tin vào Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh - Mẫu 16TH
(Các bạn cứ điền theo mẫu 02 thôi, ở phần trên, Kế toán Thiên Ưng đã giải thích rõ về cách làm mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN rồi, các bạn theo hướng dẫn đó để làm mẫu 16TH) có chỗ nào không hiểu thì các bạn cứ đặt con chỏ chuột vào ô đó rồi ấn "F1" là ra hướng dẫn)
Lưu ý rằng: Trong mẫu 16TH có 2 phần:
Mục I: Đăng ký cấp MST cho người phụ thuộc: Mục này dành cho những người NPT được đăng ký lần đầu, chưa có MST người phụ thuộc
Mục II: Đăng ký thay đổi người phụ thuộc: đưa vào mục này bắt buộc NPT phải có MST rồi, báo tăng/ báo giảm các bạn đưa vào đây.
 

- Nộp hồ sơ đăng ký NPT về cơ quan thuế:
Các bạn có thể nộp Mẫu 16TH qua 2 trang mạng sau: nhantokhai.gdt.gov.vn hoặc tncnonline.com.vn.
Nộp qua đâu thì các bạn tra cứu MST người phụ thuộc tại đó
Hình thức nộpCách tra cứu kết quả
(Tra cứ MST người phụ thuộc)
Cách 1. Nộp mẫu 16TH qua nhantokhai.gdt.gov.vn:
+ Bước 1: Truy cập vào webstite: nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập -> Tài khoản:
=> Tiếp đó chọn tìm tới phần: 16TH - Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh -> => tích chọn vào ô vuông
=> Kéo chuột xuống dưới để chọn: Tiếp tục:
=> Tiếp đó các bạn ấn: Chấp nhận
Sau khi đăng ký xong thì các bạn có thể nộp mẫu 16TH qua mạng được rồi.
 
=> Tiếp đó: Các tiến hành nộp mẫu 16TH qua mạng, các bạn nộp giống như việc nộp tờ khai thuế GTGT...nhé. Vào phần: NỘP TỜ KHAI -> ...
Đăng nhập vào web nhantokhai.gdt.gov.vn. Sau khi các bạn đăng nhập xong, 
=> Vào mục: Tra cứu -> Lựa chọn nút “Tra cứu thông báo” 
 
Tại chỉ tiêu “Loại thông báo ”
=> chọn “Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc”
 
Bấm tải về để kiểm tra:
 
 
Cách 2. Nộp mẫu 16TH qua tncnonline.com.vn:
=> Truy cập vào webstite: tncnonline.com.vn -> Người phụ thuộc:
=> Tiếp đó các bạn chọn mục: Tổ chức, cá nhân: điền đầy đủ thông tin 
=> Sau khi đăng nhập xong thông tin các bạn tiến hành gửi file: 
- Mục: File dữ liệu -> Các bạn trọn file 16TH mà các bạn vừa kết xuất XML từ HTKK ra.
Lưu ý: Đối với cách này các bạn phải mang nộp cả bản giấy lên cơ quan Thuế
Truy cập vào webstite: tncnonline.com.vn
Vào mục: Người phụ thuộc
-> Tổ chức, cá nhân:
Sau khi điền đầy đủ thông tin ở phần trên, các bạn chọn mục: Tra cứu file
-> Các bạn xem: kết quả cấp mã
Nếu có rồi các bạn vào đó để tải về
 




2) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc: 
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo Mẫu số: 02/ĐK-NPT-TNCN và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. 
-  Đăng ký khi có thay đổi NPT
Trường hợp trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về NPT thì cá nhân đăng ký NPT như lần đầu (Mục 1).
Đăng ký NPT khi thay đổi nơi làm việc
Trường hợp trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi nơi làm việc thì cá nhân đăng ký NPT như lần đầu (Mục.1).
Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
 
3. Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: 
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Chi tiết các bạn xem tại đây: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc. 
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
Chú ý: Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. 
 
4. Lỗi thường gặp
Người nộp thuế A đăng ký người phụ thuộc B để tính giảm trừ gia cảnh. Nếu kết quả đăng ký với cơ quan thuế bị lỗi: “Cấp mã không thành công: Trùng thông tin giấy tờ tùy thân với MST xxxxxxxxxx”
Xử lý:
- Thực hiện tra cứu thông tin MST xxxxxxxxxx trên trang thông tin của Tổng Cục thuế http://gdt.gov.vn hoặc trang http://tncnonline.gdt.gov.vn
- Nếu thông tin của người phụ thuộc B trùng khớp với thông tin với MST xxxxxxxxxx vừa tra cứu (Tên, ngày sinh, số CMND, ngày cấp CMND). Người phụ thuộc B sẽ sử dụng MST xxxxxxxxxx làm MST người phụ thuộc.
- Nếu thông tin của người phụ thuộc B không trùng khớp với thông tin với MST xxxxxxxxxx. Người nộp thuế A nộp hồ sơ xin cấp MST người phụ thuộc trực tiếp cơ quan thuế, hồ sơ gồm: mẫu 05-ĐK-TCT(theo Thông tư 80/2012/TT-BTC), photo CMND của người phụ thuộc B. 
- Nếu tra cứu MST xxxxxxxxxx không tồn tại hệ thống, đề nghị liên hệ cơ quan thuế hỗ trợ tra cứu vì hiện tại các trang thông tin của cơ quan thuế chưa hỗ trợ tra cứu thông tin người phụ thuộc.    


Nguồn: http://ketoanthienung.com/thu-tuc-dang-ky-nguoi-phu-thuoc-giam-tru-gia-canh-moi-nhat.htm
Share:

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh qua mạng

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2016 qua mạng, đối với ngaười nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo Thông tư 111/2013/TT-BTC


Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính yêu cầu:

thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
- Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công > 09 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thì phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc và có hồ sơ chứng minh như sau:

I. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:


1) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:

a. Người lao động cần nộp cho DN:

Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN (theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính). Nộp hai (02) bản.
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc. Xem chi tiết tại đây: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

b. Kế toán tại DN cần làm các bước như sau:
- Tiếp nhận mẫu 02/ĐK và hồ sơ của người lao động (Tất cả các lưu tại DN để giải trình khi cơ quan thuế yêu cầu)
- Nộp mẫu 16TH qua mạng cho cơ quan thuế theo các bước sau
Lưu ý: Có chi cục thuế chỉ yêu cầu nộp mẫu 16TH qua mạng là xong, nhưng có nơi lại yêu cầu thêm cả mẫu 02/ĐK và nộp bán cứng trực tiếp tại 1 cửa.

Bước 1: Kê khai mẫu 16TH trên phần mềm HTKK
- Đăng nhập vào phần mềm HTKK -> Chọn mục: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân - > Chọn biểu mẫu: Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
thủ tục đăng ký người phụ thuộc qua mạng
- Sau đó các bạn nhập các thông tin theo như mẫu 02/ĐK mà người lao động đa gửi vào đây:
thủ tục đăng ký người phụ thuộc qua mạng

Bước 2: Nộp mẫu 16TH qua mạng
- Đăng nhập vào website: Nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập -> Đăng nhập xong MST của DN các bạn chọn mục: Tài khoản - Tiếp đó chọn mục: Đăng ký thêm tờ khai
thủ tục đăng ký người phụ thuộc online

- Tìm đến mục: Thuế thu nhập cá nhân -> Tìm biểu mẫu: 16TH- Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh -> Tích chọn vào ô vuông ngoài cùng
cách đăng ký người phụ thuộc qua mạng

Xong thì các bạn kéo chuột xuông cuối cùng chọn mục: Tiếp tục -> Tiếp đó các bạn chọn: Chấp nhận
- Như vậy là các bạn đã có thể gửi mẫu 16TH qua mạng được rồi.
- Bây giờ các bạn tiến hành nộp mẫu 16TH qua mạng giống như việc các bạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN ...nhé. Vào mục: NỘP TỜ KHAI -> Chọn mẫu 16TH -> Rồi chọn tới đường dẫn lưu file kết xuất XML mẫu 16TH.

Sau khi nộp xong khoảng 2 - 7 ngày các bạn kiểm tra xem đã có kết quả chưa:
- Các bạn đăng nhập vào website: nhantokhai.gdt.gov.vn -> Đăng nhập vào tài khoản MST của DN -> Vào mục: Tra cứu -> Lựa chọn: Loại thông báo:
đăng ký người phụ thuộc qua mạng
-> Bấm vào mục: Tải về để kiểm tra:
đăng ký người phụ thuộc online
Như vậy là đã đăng ký song MST cho người phụ thuộc nhé

Ngoài ra các bạn chú ý 1 số trường hợp sau:
+ Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của UBND cẫp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.
+ Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế: mẫu số 21a/XN-TNCN.
+ Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng: mẫu số 21b/XN-TNCN.
+ Trường hợp người phụ thuộc là người tàn tãt không có khả năng lao động: mẫu 22/XN-TNCN.

- Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Chú ý:
- Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ví dụ.
- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.
- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.
(Theo điểm IV Công văn Số 187/TCT-TNCN ngày 15/1/2013 của Tổng cục thuế).

b) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:

- Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

2.  Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.

3. Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc) và (bao gồm cả trường hợp phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh).

Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.

Lưu ý: Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu.


Nguồn: http://ketoanthienung.org/tin-tuc/thu-tuc-dang-ky-nguoi-phu-thuoc-giam-tru-gia-canh.htm
Share:

CHI PHÍ LÃI VAY MUA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯA VÀO NGUYÊN GIÁ TSCĐ

Công văn số 36600/CT-HTr ngày 01/6/2016 về việc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm

- Căn cứ điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính quy định:
Theo đó: 
+Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ)= là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
+  Vay Ngân hàng để mua sắm tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị về phục vụ sản xuất kinh doanh của Cty thì lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( bào gồm cả lãi tiền vay phải trả trong thời gian lắp đặt, chạy thử) ĐƯỢC TÍNH VÀO NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
= > Như vậy chi phí lãi vay được vốn hóa tính vào nguyên giá tài sản và được phân bổ khấu hao
1.      Hạch toán vào NGTSCĐ : khi TSCĐ đó mua về đang trong quá trình lắp đặt, chạy thử chưa chính thức đưa vào HĐ SXKD, lúc này thì lãi vay phát sinh trong giai đoạn này được vốn hóa đưa vào NG TSCĐ
2.     Hạch toán vào TK 635 : là khi TSCĐ đó chính thức đưa vào HĐ SXKD => lúc này lãi vay phát sinh sẽ hạch toán vào TK 635 chứ không còn được vốn hóa nữa.














Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Recent Posts

Unordered List

Theme Support