- Công ty con là một pháp nhân độc lập công ty mẹ
- Hoạch toán độc lập
- Tự chịu trách nhiệm về mọt hoạt động của mình
- Lợi nhuận Công ty con => công ty mẹ hưởng
- Ngành nghề kinh doanh Công ty con có thể khác với ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ
- Công ty mẹ + công ty con = Tập đoàn kinh tế
- Công ty mẹ là 1 thanh viên, cổ đông chiếm đan số của công ty con (> = 50%)
- Tập đoàn kinh tế không có pháp nhân , không đăng ký doanh nghiệp mà chỉ là tên gọi => mọi tranh chấp xảy ra thì kiện công ty con hoặc công ty mẹ => tức giao dịch với ai thì kiện chính đối tượng đó
5/ Doanh nghiệp tư nhân:
Khái niệm: DNTN là doanh nghiệp 01 chủ, chủ sở hữu là một cá nhân, không phải là pháp nhân
Vì:
- Không có tài sản riêng (vì nếu DN phá sản giải thể thì chủ doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân và của DN để trả nợ # với pháp nhân ( TNHH, CP.. ) có tài sản riêng vì khi họ thành lập công ty thì nếu xảy ra phá sản giải thể thì họ chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn góp của mình đã đăng ký)
Ví dụ: ông A mở DNTN A=2.000.000.000 ký hợp đồng làm ăn với công ty B=5.000.000.0000 nhưng do vỡ nợ nên DNTN A không có khả năng thanh toán cho công ty B => ông A bị phá sản => phát mãi tài sản DNTN để trả nợ cho B nhưng TS phát mãi chỉ bán được =1.500.000.000 => ông A phải về bán cả nhà đang ở , tài sản của gia đình để trả nợ cho công ty B cho đến khi hết nợ
Ví dụ 2: Ông A mở Công ty TNHH A=2.000.000.000 ký hợp đồng làm ăn với công ty B=5.000.000.0000 nhưng do vỡ nợ nên Công ty TNHH A không có khả năng thanh toán cho công ty B => Công ty TNHH A bị phá sản => phát mãi tài sản DNTN để trả nợ cho B nhưng TS phát mãi chỉ bán được =1.500.000.000 => Ông A chỉ đền bù thêm 500.000.000 là đủ vì ông chỉ đăng ký kinh doanh và trịu trách nhiệm đúng bằng phần vốn đã đăng ký kinh doanh của mình
- Chủ DNTN phải chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của DN
Ví dụ: Khi ký kết hợp đồng, cho vay tiền tệ với DNTN => khi xảy ra các vấn đề pháp lý thì => đối tác kiện người chủ doanh nghiệp, DN không trả lương thì => kiện người chủ doanh nghiệp
Khác với Khi ký kết hợp đồng, cho vay tiền tệ với công ty => khi xảy ra các vấn đề pháp lý thì => đối tác kiện công ty , Công ty không trả lương thì => kiện công ty
- Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật khi phá sản
Ví dụ: khi phá sản thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng toàn bộ tài sản công ty và tài sản riêng cá nhân minh để trả nợ, do đó khi phá sản thì dùng toàn bộ tài sản công ty kể cả những tài sản sở hữu cá nhân không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Không được phát hành chứng khoán, không được tham gia thị trường chứng khoán
* Chứng khoán vốn = là cổ phiếu=> người nắm giữ cổ phiếu = cổ đông = cổ tức => lợi nhuận ròng=> phụ thuộc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
* Chứng khoán nợ = là trái phiếu= trai chủ=> lãi xuất=> không phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh=> dù kinh doanh lãi hay lỗ=> vẫn thu tiền lãi + vốn
ví dụ: Khi xảy ra các vấn đề tài chính như cho vay mà không đòi được
- Nộp đơn kiện công ty = Vụ án Dân sự
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản công ty => là phương án tối hậu mà các doanh nghiệp sợ
- Chủ DNTN không chuyển quyền sở hữu tài sản cho DNTN # với công ty tài sản phải chuyển quyền sở hữa sang công ty
- Chủ DNTN có quyền rút vốn # chủ công ty không có quyền rút vốn
- Chủ DNTN toàn quyền quyết định tài sản trong Doanh nghiệp
- Linh hoạt quyền sở hữa vốn
ví dụ: có quyền rút vốn đi đầu tư, mang vào hoạt động đầu tư..........
- Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê DNTN trong thời gian cho phép, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ DNTN có quyền bán DNTN (# công ty được bán , nhượng , cho thuê...thì ko chịu trách nhiệm trong thời gian khi bên đi thuê lại) sau khi bán chủ DNTN vẫn chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh trước khi bán mà chưa thực hiện.
- DNTN chịu thuế TNDN
- Chủ DNTN không chịu thuế TNCN ( # chủ công ty phải chịu TNCN)
Khái niệm Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Bản chất thương mại là việc mua đi bán bán lại để hưởng phần % chênh lệch giữa giá bán ra trừ đi giá mua vào
Tiền A => mua hàng bán ra => tiền = tiền A + chênh lệch tiền thu được – tiền A => khoản chênh lệch gọi là lợi nhuận, hoa hồng
Doanh nghiệp thương mại là là loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động chủ yếu thông qua mua bán hàng hóa để kiếm lời mà không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm
Khái niệm Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động
· Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá
trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao
động trong thực hiện.
· Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác
động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất
có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác
động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng lao động
của các ngành công nghiệp chế biến.
· Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con
người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động
theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận
trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện
giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
=> hoạt động sản xuất có trước hoạt động thương mại có sau, có sản phẩm thì mới bán được, ko có hoạt động sản xuất thì ko có hoạt động thương mại => Sản xuất là anh thương mại là em, hai cái có mối quan hệ tương quan với nhau ko có thương mại thì sản xuất ra bán cho ai sản phẩm sau khi sản xuất ra bị ứ đọng => vốn đầu tư không thu hồi được bị ứ đọng việc quay vòng vốn ngưng trệ => sản xuất tạo ra sản phẩm
6/ Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Giấy đề nghị ( đơn xin)
- Dự án( Phương án, kế hoạch..) sản xuất kinh doanh là gì?
- Dự thảo điều lệ
- Lý lịch cá nhân ( DNTN), Danh sách thành viên ( TNHH), Danh sách sáng lập viên ( cổ phần)
Nếu đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì kèm theo chứng từ tài liệu hồ sơ chứng minh có đủ điều kiện kinh doanh
Các thuật ngữ: kế toán quản trị
- Trung tâm trách nhiệm: Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một phòng, ban; một công ty hoặc toàn bộ công ty) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Trung tâm chi phí có thể là bộ phận (phân xưởng, đội, tổ,...) hoặc từng giai đoạn hoạt động (giai đoạn làm thô, giai đoạn cắt gọt, giai đoạn đánh bóng,…).
- Chi phí chênh lệch: Là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án (hoặc hành động) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác.
- Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm tồn tại ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh, lựa chọn phương án, hành động tối ưu.
- Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí): Là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm, gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản chi phí sản xuất chung, như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy,...Chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc.
- Chi phí bất biến (còn gọi là định phí): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý,...Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc.
- Lãi trên biến phí: Là số chênh lệch giữa doanh thu với biến phí toàn bộ (gồm giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp).
- Điểm hoà vốn: Là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc là một điểm mà tại đó lãi trên biến phí bằng tổng chi phí bất biến.
- Quyết định ngắn hạn: Là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường dưới 1 năm hoặc ngắn hơn 1 chu kỳ kinh doanh thông thường như: Quyết định về sự tồn tại hay loại bỏ một bộ phận kinh doanh trong kỳ kế hoạch; Quyết định phương án tự sản xuất hay mua ngoài nguyên vật liệu, sản phẩm; Quyết định bán ở giai đoạn bán thành phẩm hay giai đoạn thành phẩm;…).
- Quyết định dài hạn: Là những quyết định có thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thời gian thực thi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (Ví dụ, như: Quyết định đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp; Quyết định đầu tư tài chính dài hạn;…).
- Thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản:
+ Thông tin đó phải liên quan đến tương lai;
+ Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.