Dạng 01: Nếu nhân công là của công ty tổ chức quản lý:
Lương, thưởng:
Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau: công ty phải tổng hợp tính lương chấm công, lập hợp đồng lao động cho người lao động, cuối năm phải quyết toán tham gia các thủ tục cho người lao động: BHXH, BHYT, BHTN...
+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN
+Tờ khai: Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh
+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có
Công tác kiểm tra:
+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)
-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH
Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng
+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất
Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất
Tổng Lương = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)
Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)
Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN
Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
Mức giảm trừ gia cảnh.
Áp dụng theo quy định hiện hành Áp dụng kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013
Đối với người phụ thuộc => 1,6 triệu đồng/tháng.=> 3,6 triệu đồng/ tháng.
Đối với người nộp thuế => 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. => 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
Dạng 02: Giao khoán cho tổ đội thi công
Ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ với cá nhân hoặc một cá nhân đại diện trong nhóm cá nhân nhận giao khoán công việc.
- Nếu công việc này pháp luật quy định phải có giấy phép hành nghề (và/hoặc chứng chỉ hành nghề), giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định.
- Khi dịch vụ hoàn thành, cá nhân ký kết nhận giao khoán liên hệ với cơ quan thuế mua hóa đơn có liên quan nội dung khoán để cung cấp cho đơn vị giao khoán (khoản 1 Điều 12 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013, khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
- Chứng từ làm căn cứ thanh toán và hạch toán chi phí là hóa đơn do cơ quan thuế bán, kèm theo hợp đồng kinh tế có liên quan.
- Biên bản nghiệm thu kèm theo bảng quyết toán khối lượng giá trị giao khoán để người đại diện tổ nhóm đội lên cơ quan thuế yêu cầu cấp hóa đơn nhân công
- Với trường hợp này công ty ko cần làm hợp động lao động, ko cần lập bảng lương, không cần lập bảng chấm công, không cần phải quyết toán thuế TNCN vào cuối năm, ko cần lo thủ tục bảo hiểm và luật bảo hiểm
- Với dạng này đảm bảo tuyệt đối 100% sẽ là chi phí hợp lý vì đây là hóa đơn do cơ quan thuế cung cấp
Dạng 03: Ký kết hợp động giao khoán nhân công với công ty chuyên cấp dịch vụ nhân công công trình hay còn gọi la cho thuê nhân công, nhân sự
- Hộp đồng giao khoán nhân công
- Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán
- Biên bản nghiệm thu giao khoán nhân công
- Hóa đơn tài chính: GTGT hoặc thông thường
- Chứng từ thanh toán: Phiếu chi tiền, Ủy nhiệm chi
= > Với trường hợp này công ty ko cần làm hợp động lao động, ko cần lập bảng lương, không cần lập bảng chấm công, không cần phải quyết toán thuế TNCN vào cuối năm, ko cần lo thủ tục bảo hiểm và luật bảo hiểm
Dạng 04 : thuê nhân công thuê ngoài thời vụ tạm thời
Bộ chứng từ chi phí nhân công tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN
1. Hồ sơ nhân công: Cần có đầy đủ chữ kỹ của từng người tại các phần khai, đề xuất và ủy quyền
1.1. Chứng minh thư (có công chứng) và MST cá nhân
1.2. Phiếu báo nhân sự (giấy khám sức khỏe)
1.3. Danh sách nhân công theo từng tổ (tổ sắt, nề, công nhật...)
1.4. Biên bản đề xuất tổ trưởng của từng tổ
1.5. Giấy ủy quyền về việc giao cho tổ trưởng lĩnh lương thay có chữ ký từng công nhân
1.6. Danh sách cam kết thực hiện an toàn - vệ sinh lao động
1.7. Bản cam kết theo mẫu số 23/CK-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính) với những cá nhân có yêu cầu tạm không khấu trừ 10% thuế TNCN vào lương
2. Hồ sơ thanh toán lương nhân công hàng tháng:
2.1. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của từng tổ (chi tiết từng công tác)
2.2. Bảng thanh toán lương theo tổ với số công và lương khoán từng công nhân theo khối lượng hoàn thành (tạm chưa khấu trừ 10% thuế TNCN theo cam kết)
2.3. Bảng tổng hợp thanh toán lương theo từng công tác
2.4. Hạch toán lương nhân công theo bảng tổng hợp (VD: lắp dựng cốt thép hạch toán vào TK622, dọn dẹp mặt bằng hạch toán vào TK627...), lập phiếu chi và thanh toán lương nhân công
3. Quyết toán nhân công quý và năm theo Thông tư số 28 /2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính
3.1. Quyết toán Tổng hợp số tiền theo hồ sơ nhân công từng cá nhân phục vụ cho lập bảng kê 05B/BK-TNCN
3.2. Tổng hợp số tiền quyết toán để đưa vào chỉ tiêu [26] trong Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN và 05/KK-TNCN
1. Hồ sơ nhân công: Cần có đầy đủ chữ kỹ của từng người tại các phần khai, đề xuất và ủy quyền
1.1. Chứng minh thư (có công chứng) và MST cá nhân
1.2. Phiếu báo nhân sự (giấy khám sức khỏe)
1.3. Danh sách nhân công theo từng tổ (tổ sắt, nề, công nhật...)
1.4. Biên bản đề xuất tổ trưởng của từng tổ
1.5. Giấy ủy quyền về việc giao cho tổ trưởng lĩnh lương thay có chữ ký từng công nhân
1.6. Danh sách cam kết thực hiện an toàn - vệ sinh lao động
1.7. Bản cam kết theo mẫu số 23/CK-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính) với những cá nhân có yêu cầu tạm không khấu trừ 10% thuế TNCN vào lương
2. Hồ sơ thanh toán lương nhân công hàng tháng:
2.1. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của từng tổ (chi tiết từng công tác)
2.2. Bảng thanh toán lương theo tổ với số công và lương khoán từng công nhân theo khối lượng hoàn thành (tạm chưa khấu trừ 10% thuế TNCN theo cam kết)
2.3. Bảng tổng hợp thanh toán lương theo từng công tác
2.4. Hạch toán lương nhân công theo bảng tổng hợp (VD: lắp dựng cốt thép hạch toán vào TK622, dọn dẹp mặt bằng hạch toán vào TK627...), lập phiếu chi và thanh toán lương nhân công
3. Quyết toán nhân công quý và năm theo Thông tư số 28 /2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính
3.1. Quyết toán Tổng hợp số tiền theo hồ sơ nhân công từng cá nhân phục vụ cho lập bảng kê 05B/BK-TNCN
3.2. Tổng hợp số tiền quyết toán để đưa vào chỉ tiêu [26] trong Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN và 05/KK-TNCN