CÔNG VĂN 54037/CT-HTR NĂM 2014 KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH
Trả lời công văn số 160814/TNC-CTHN ngày 16/8/2014 của Công ty TNHH Tuyết Nga hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, quy định về chi phí khấu hao TSCĐ:
"Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện),
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi."
- Căn cứ Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
"a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
...3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện... "
- Căn cứ Điểm 3 Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:
"3. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáo tài chính "
- Căn cứ Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT, quy định về nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
"1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất...
2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được... "
- Căn cứ tiết b khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
"b) Tiêu thức "Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán ", "tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính. "
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:
- Về trích khấu hao nhanh đối với TSCĐ:
Công ty đã thông báo với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện ổn định từng năm. Trường hợp Công ty hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thì được khấu hao nhanh theo quy định tại tiết a Điều 13 Thông tư số45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính để nhanh chóng đổi mới công nghệ, mức trích khấu hao nhanh không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng, khi thực hiện trích khấu hao nhanh Công ty phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp trong năm tài chính thực hiện trích khấu hao nhanh mà bị lỗ thì Công ty không được trích khấu hao nhanh mà phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Đối với các TSCĐ đã thông báo với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp theo đúng quy định mà không có sự thay đổi phương pháp trích khấu hao thì Công ty không phải thông báo lại với cơ quan Thuế.
- Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/8/2014: Căn cứ Bảng kê 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty xác định được số thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT thì thực hiện khai vào Mục 2 "Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ" trên bảng kê 01-2/GTGT.
Từ ngày 01/9/2014: Căn cứ Bảng kê 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính, Công ty không phải kê khai thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào không đủ điều kiện khấu trừ trên bảng kê 01-2/GTGT.
- Về tiêu thức địa chỉ trên hóa đơn GTGT:
Trường hợp Công ty có địa chỉ địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính, đã được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế thì các hóa đơn GTGT đầu vào ghi địa chỉ địa điểm kinh doanh của Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo Công ty TNHH Tuyết Nga biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và trích dẫn tại văn bản này.
|
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
Khấu hao tài sản cố định
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
Home »
» Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định
CÔNG VĂN 54037/CT-HTR NĂM 2014 KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH
Trả lời công văn số 160814/TNC-CTHN ngày 16/8/2014 của Công ty TNHH Tuyết Nga hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, quy định về chi phí khấu hao TSCĐ:
"Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện),
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi."
- Căn cứ Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
"a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
...3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện... "
- Căn cứ Điểm 3 Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:
"3. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáo tài chính "
- Căn cứ Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT, quy định về nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
"1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất...
2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được... "
- Căn cứ tiết b khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định về cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
"b) Tiêu thức "Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán ", "tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính. "
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:
- Về trích khấu hao nhanh đối với TSCĐ:
Công ty đã thông báo với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện ổn định từng năm. Trường hợp Công ty hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thì được khấu hao nhanh theo quy định tại tiết a Điều 13 Thông tư số45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính để nhanh chóng đổi mới công nghệ, mức trích khấu hao nhanh không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng, khi thực hiện trích khấu hao nhanh Công ty phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp trong năm tài chính thực hiện trích khấu hao nhanh mà bị lỗ thì Công ty không được trích khấu hao nhanh mà phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Đối với các TSCĐ đã thông báo với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp theo đúng quy định mà không có sự thay đổi phương pháp trích khấu hao thì Công ty không phải thông báo lại với cơ quan Thuế.
- Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/8/2014: Căn cứ Bảng kê 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty xác định được số thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT thì thực hiện khai vào Mục 2 "Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ" trên bảng kê 01-2/GTGT.
Từ ngày 01/9/2014: Căn cứ Bảng kê 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính, Công ty không phải kê khai thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào không đủ điều kiện khấu trừ trên bảng kê 01-2/GTGT.
- Về tiêu thức địa chỉ trên hóa đơn GTGT:
Trường hợp Công ty có địa chỉ địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính, đã được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế thì các hóa đơn GTGT đầu vào ghi địa chỉ địa điểm kinh doanh của Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo Công ty TNHH Tuyết Nga biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và trích dẫn tại văn bản này.
|
Công Ty : Công Ty TNHH Một Thành Viên Chu
Tiến Đạt
Địa chỉ trụ sở chính : 243 Liêu Bình Hương, ấp Tân Thành,
xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP HCM
Nhận làm BC thuế, BCTC, Dọn dẹp sổ sách quyết toán tiếp đoàn thanh
tra thuế, đào tạo thực hành kế toán, tư vấn thuế liên hệ
- Chu Đình Xinh (0906690003 or
0919905529), Mail : chudinhxinh@gmail.com, skype: xinh.chu1
Chu Đình Xinh (0906690003 or 0919905529)