Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Hướng dẫn Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời về hàng hóa xuất bán nội bộ và thuế BVMT

TỔNG CỤC THUẾ                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THUẾ AN GIANG                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
  
   Số: 1286/CT-TTHT                             An Giang, ngày 14 tháng 6 năm 2016
V/v hàng hóa xuất bán nội bộ
     và thuế BVMT
        
                     
Kính gửi: Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời
Địa chỉ: số 23 Hà Hoàng Hổ, phường Mỹ XuyênTp.Long Xuyên, tỉnh An Giang
MST: 1600192619

Trả lời công văn số 30/CV.BKT ngày 26/5/2016 của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời về việc hàng hóa xuất bán nội bộ và thuế Bảo vệ môi trường (BVMT)
Vấn đề này, Cục Thuế tỉnh An Giang có ý kiến như sau:
1/ Về xuất bán hàng hóa nội bộ:
- Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
…                       
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời bán hàng hóa cho các chi nhánh trực thuộc thì phải lập hóa đơn. Trường hợp Công ty luân chuyển hàng hóa như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh nội bộ thì không phải lập hóa đơn.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
2/ Về thuế Bảo vệ môi trường (BVMT):
- Tại Điều 4, khoản 1 Điều 5 Chương II và khoản 1 Điều 7 Chương III Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 4. Phương pháp tính thuế
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp
=
Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế
x
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị  hàng hoá
Điều 5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối
1. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
1.1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.
1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.
Điều 7. Khai thuế, nộp thuế.
1. Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau:
1.1. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
1.3. Khai thuế bảo vệ môi trường:
a) Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế bảo vệ môi trường phải nộp thì người nộp thuế vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi.”
- Tại Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BTC ngày 27/4/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:                               
Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường.
- Tại Điều 3 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/ 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định:
Điều 3. Bổ sung thêm điểm 1.4 vào khoản 1 Điều 5 như sau:
“1.4. Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.
Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời có đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Xí nghiệp Bình Đức sản xuất kinh doanh mặt hàng túi PE thuộc đối tượng chịu thuế BVMT thì kê khai, nộp thuế theo quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 5 Chương II; khoản 1 Điều 7 Chương III Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BTC ngày 27/4/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với bao bì nhựa PP không thuộc đối tượng chịu thuế BVMT, khi bán khai thuế GTGT theo quy định.
Cục Thuế tỉnh An Giang thông báo Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

  
                               
 Nơi nhận:                                                  KT.CỤC TRƯỞNG- Như trên;                                                  PHÓ CỤC TRƯỞNG  - BLĐ Cục Thuế;                                                                                       
- Phòng TH-NV-DT, KTNB;

- Lưu: VT, TTHT().                                           (Đã ký)    
                                                                                                                                     Bùi Thanh Bình    


http://cucthue.angiang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2067%3Ahng-dn-chi-nhanh-thong-tin-di-ng-an-giang-v-iu-chnh-hoa-n-gtgt-ghi-sai-ten-a-ch-va-ma-s-thu&catid=121%3Akhac&Itemid=120

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Hướng dẫn Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời về hàng hóa xuất bán nội bộ và thuế BVMT

TỔNG CỤC THUẾ                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THUẾ AN GIANG                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  
  
   Số: 1286/CT-TTHT                             An Giang, ngày 14 tháng 6 năm 2016
V/v hàng hóa xuất bán nội bộ
     và thuế BVMT
        
                     
Kính gửi: Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời
Địa chỉ: số 23 Hà Hoàng Hổ, phường Mỹ XuyênTp.Long Xuyên, tỉnh An Giang
MST: 1600192619

Trả lời công văn số 30/CV.BKT ngày 26/5/2016 của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời về việc hàng hóa xuất bán nội bộ và thuế Bảo vệ môi trường (BVMT)
Vấn đề này, Cục Thuế tỉnh An Giang có ý kiến như sau:
1/ Về xuất bán hàng hóa nội bộ:
- Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
…                       
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời bán hàng hóa cho các chi nhánh trực thuộc thì phải lập hóa đơn. Trường hợp Công ty luân chuyển hàng hóa như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh nội bộ thì không phải lập hóa đơn.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
2/ Về thuế Bảo vệ môi trường (BVMT):
- Tại Điều 4, khoản 1 Điều 5 Chương II và khoản 1 Điều 7 Chương III Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 4. Phương pháp tính thuế
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp
=
Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế
x
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị  hàng hoá
Điều 5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối
1. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
1.1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.
1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.
Điều 7. Khai thuế, nộp thuế.
1. Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau:
1.1. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
1.3. Khai thuế bảo vệ môi trường:
a) Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế bảo vệ môi trường phải nộp thì người nộp thuế vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi.”
- Tại Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BTC ngày 27/4/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:                               
Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường.
- Tại Điều 3 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/ 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định:
Điều 3. Bổ sung thêm điểm 1.4 vào khoản 1 Điều 5 như sau:
“1.4. Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.
Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời có đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Xí nghiệp Bình Đức sản xuất kinh doanh mặt hàng túi PE thuộc đối tượng chịu thuế BVMT thì kê khai, nộp thuế theo quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 5 Chương II; khoản 1 Điều 7 Chương III Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BTC ngày 27/4/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với bao bì nhựa PP không thuộc đối tượng chịu thuế BVMT, khi bán khai thuế GTGT theo quy định.
Cục Thuế tỉnh An Giang thông báo Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

  
                               
 Nơi nhận:                                                  KT.CỤC TRƯỞNG- Như trên;                                                  PHÓ CỤC TRƯỞNG  - BLĐ Cục Thuế;                                                                                       
- Phòng TH-NV-DT, KTNB;

- Lưu: VT, TTHT().                                           (Đã ký)    
                                                                                                                                     Bùi Thanh Bình    


http://cucthue.angiang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2067%3Ahng-dn-chi-nhanh-thong-tin-di-ng-an-giang-v-iu-chnh-hoa-n-gtgt-ghi-sai-ten-a-ch-va-ma-s-thu&catid=121%3Akhac&Itemid=120
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Recent Posts

Unordered List

Theme Support