Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Nợ phải thu không có khả năng thu hồi– Thuế TNDN

Câu hỏi:
Đơn vị tôi hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Hiện tại, đơn vị tôi có vài khoản nợ từ năm 2008; 2009; 2010 bị quá hạn từ 3 -6 năm, với số nợ gần 1 tỷ đồng, đến hết năm 2015 khoản nợ này vẫn không có khả năng thu hồi, chúng tôi đã đến trụ sở của các công ty này rất nhiều lần nhưng đều đóng cửa, không có người tiếp và công nợ cũng không được họ xác nhận đầy đủ. Tra cứu thông tin của các DN này trên website của Tổng cục thuế thì thấy thể hiện “Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế”. Chứng từ liên quan đến các khoản nợ này hiện nay đơn vị tôi có chỉ là: Hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, đối chiếu công nợ có xác nhận của 2 bên nhưng không đầy đủ hết các năm. Với khoản nợ lớn và kéo dài như vậy đã gây những tổn thất to lớn cho đơn vị chúng tôi. Vậy kính mong được giải đáp cho đơn vị tôi được biết các khoản nợ trên có đủ điều kiện để xóa nợ không và thủ tục để xóa nợ gồm những gì? Khoản tổn thất trên có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN không?
Trả lời bởi tổng cục thuế:
– Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định: Doanh nghiệp thực hiện trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
– Tại Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích, lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo đó, tại các khoản của Điều 6 đã quy định rõ điều kiện được trích lập dự phòng, phương pháp trích lập dự phòng, xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp của bạn có các khoản nợ đã quá hạn thanh toán thì doanh nghiệp bạn căn cứ các quy định nêu trên và từng khoản nợ cụ thể của doanh nghiệp để thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định. Nếu khoản trích lập và sử dụng khoản nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Nợ phải thu không có khả năng thu hồi– Thuế TNDN

Câu hỏi:
Đơn vị tôi hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Hiện tại, đơn vị tôi có vài khoản nợ từ năm 2008; 2009; 2010 bị quá hạn từ 3 -6 năm, với số nợ gần 1 tỷ đồng, đến hết năm 2015 khoản nợ này vẫn không có khả năng thu hồi, chúng tôi đã đến trụ sở của các công ty này rất nhiều lần nhưng đều đóng cửa, không có người tiếp và công nợ cũng không được họ xác nhận đầy đủ. Tra cứu thông tin của các DN này trên website của Tổng cục thuế thì thấy thể hiện “Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế”. Chứng từ liên quan đến các khoản nợ này hiện nay đơn vị tôi có chỉ là: Hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, đối chiếu công nợ có xác nhận của 2 bên nhưng không đầy đủ hết các năm. Với khoản nợ lớn và kéo dài như vậy đã gây những tổn thất to lớn cho đơn vị chúng tôi. Vậy kính mong được giải đáp cho đơn vị tôi được biết các khoản nợ trên có đủ điều kiện để xóa nợ không và thủ tục để xóa nợ gồm những gì? Khoản tổn thất trên có được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN không?
Trả lời bởi tổng cục thuế:
– Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định: Doanh nghiệp thực hiện trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
– Tại Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích, lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo đó, tại các khoản của Điều 6 đã quy định rõ điều kiện được trích lập dự phòng, phương pháp trích lập dự phòng, xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp của bạn có các khoản nợ đã quá hạn thanh toán thì doanh nghiệp bạn căn cứ các quy định nêu trên và từng khoản nợ cụ thể của doanh nghiệp để thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định. Nếu khoản trích lập và sử dụng khoản nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Recent Posts

Unordered List

Theme Support