Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là gì?


  • Thế nào là cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú? Phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
  • Cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú  đều là những đối tượng phải chịu thuế TNCN khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
    Tuy nhiên, ứng với mỗi đối tượng sẽ có những cách tính thuế khác nhau.Vì vậy người làm kế toán cần phải phân biệt được như thế nào được coi là cá nhân cư trú, và cá nhân không cư trú?
    Dưới đây, Hồng Đức sẽ hướng dẫn cách xác định cá nhân cư trú là gì, cá nhân không cư trú là gì:
    a) Người nộp thuế là cá nhân cư trú phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
    - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên  trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
    - Có nơi ở thường  xuyên tại Việt Nam theo 1 trong hai trường hợp sau:
    + Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
    • Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
    • Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
    + Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
    • Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn nêu trên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
    • Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
    Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam. Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam. 
    b) Những đối tượng không đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì là cá nhân không cư trú
    (chi tiết tại điều 1 thông tư 111/2013/TT-BTC)


http://hongduc.com.vn/item.php?id=704&menu_id=49

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là gì?


  • Thế nào là cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú? Phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
  • Cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú  đều là những đối tượng phải chịu thuế TNCN khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
    Tuy nhiên, ứng với mỗi đối tượng sẽ có những cách tính thuế khác nhau.Vì vậy người làm kế toán cần phải phân biệt được như thế nào được coi là cá nhân cư trú, và cá nhân không cư trú?
    Dưới đây, Hồng Đức sẽ hướng dẫn cách xác định cá nhân cư trú là gì, cá nhân không cư trú là gì:
    a) Người nộp thuế là cá nhân cư trú phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
    - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên  trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
    - Có nơi ở thường  xuyên tại Việt Nam theo 1 trong hai trường hợp sau:
    + Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
    • Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
    • Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
    + Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
    • Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn nêu trên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
    • Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
    Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam. Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam. 
    b) Những đối tượng không đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì là cá nhân không cư trú
    (chi tiết tại điều 1 thông tư 111/2013/TT-BTC)


http://hongduc.com.vn/item.php?id=704&menu_id=49
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Lưu trữ Blog

Lưu trữ Blog

Recent Posts

Unordered List

Theme Support