Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt: Dịch Vu Tư Vấn Thuế - Hoàn Thiện Sổ Sách - Báo Cáo Tài Chính

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Xử phạt mất hóa đơn theo số lượng hóa đơn bị mất?

Xử phạt mất hóa đơn theo số lượng hóa đơn bị mất?

Nhiều bạn thắc mắc trường hợp mất hóa đơn bị xử phạt theo số lượng hóa đơn bị mất hay chỉ phạt theo hành vi làm mất hóa đơn?
Căn cứ theo thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Điều 11: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (Bên bán)
Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến thời gian lưu trữ, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho các hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
Điều 12: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
Công văn 3789/TCT-CS ngày 11/11/2013 của Tổng cục thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn cũng đã hướng dẫn về trường hợp này như sau:
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1476/CT-HCQTTVAC ngày 04/07/2013 của Cục Thuế tỉnh Bình Định nêu vướng mắc về việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi người mua làm mất hóa đơn (liên 2), không quy định xử phạt theo số lượng hóa đơn mất. Người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai, khấu trừ và hoàn thuế đối với các hóa đơn bị mất.
Nhu vậy đối với hành vi làm mất hóa đơn (cả Bên mua hay Bên bán) chỉ xử phạt theo từng lần mất hóa đơn, chứ không tính theo số lượng hóa đơn bị mất. Trường hợp doanh nghiệp gộp nhiều lần mất hóa đơn vào 1 lần thông báo,  vẫn bị xử phạt theo từng lần mất hóa đơn nếu Cơ quan thuế đủ căn cứ để xác định.

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế thuê nhà 2014

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế thuê nhà 2014

Cá nhân, hộ gia đình có tài sản, nhà cho thuê thuộc đối tượng phải kê khai, nộp thuế, bao gồm:
- Giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
- Thuế Môn bài
(Điều 22 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế)
Theo quy định, các loại thuế trên do cá nhân có nhà, tài sản cho thuê tự kê khai, nộp thuế. Trường hợp doanh nghiệp và cá nhân cho thuê nhà, tài sản thỏa thuận người đi thuê nộp thay, thì doanh nghiệp được tính các khoản thuế này vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.
A. Xác định số thuế phải nộp thay:
1. Thuế Môn bài: căn cứ vào giá trị nhà, tài sản cho thuê. Thông thường Cơ quan thuế thường áp mức chung là 1.000.0000 đồng/năm (trường hợp hợp đồng bắt đầu sau 01/07 thì năm đầu tiên nộp 1/2 số thuế môn bài phải nộp).
2. Thuế GTGT & Thuế TNCN:
2.1. Quy đổi doanh thu chưa thuế sang doanh thu có thuế:
Do hợp đồng quy định là tiền thuế Doanh nghiệp chịu và nộp thay. Nên doanh thu tiền thuê nhà, tài sản là doanh thu không bao gồm thuế. Do đó, kế toán phải quy đổi sang doanh thu bao gồm thuế để làm căn cứ tính ra số thuế GTGT, TNCN phải nộp.
Cục thuế Thành phố Hà Nội có quy định Bảng quy đổi doanh thu chưa có thuế sang doanh thu có thuế như sau
Doanh thu chưa có thuế/tháng
Cách tính doanh thu tính thuế (triệu đồng)
Đến 5 triệu đồngDT tính thuế = DT chưa thuế/0,935
Trên 5 đồng đến 10 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 0,25 triệu)/0,92
Trên 10 đồng đến 18 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 0,75 triệu)/0,905
Trên 18 đồng đến 32 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 1,65 triệu)/0,89
Trên 32 đồng đến 52 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 3,25 triệu)/0,875
Trên 52 đồng đến 80 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 5,85 triệu)/0,86
Trên 80 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 9,85 triệu)/0,845
Ví dụ: Ngày 01/09/2013 Ông A có nhà tại Hà Nội, cho công ty Cổ phần B thuê nhà, với giá thuê một tháng là 10 triệu đồng. Thời gian thuê là 01 năm. Công ty Cổ phần B trả tiền 3 tháng/lần cho gia đình ông A và có trách nhiệm đóng góp các thuế phải nộp vào NSNN.
Căn cứ theo bảng trên thì Doanh thu tính thuế/tháng = (Doanh chưa thuế/tháng – 0,25 triệu )/0,92 = (10 – 0,25)/0,92 = 10,6 triệu đồng
2.2 Thuế GTGT & thuế TNCN phải nộp:
[Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x Số tháng trả tiền trước x 5%]
Trong đó mức thuế 5% được áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thuế GTGT
[Số thuế TNCN phải nộp/tháng = Doanh thu tính thuế x 30% x Thuế suất theo biểu lũy tiến]
[Số thuế TNCN phải nộp = Số thuế TNCN phải nộp/tháng x Số tháng trả tiền trước]
Trong đó 30% là tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh áp dụng theo Điều 8 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thuế TNCN.
Theo như ví dụ trên thì: Ngày 01/09/2013 công ty cổ phần B thanh toán 3 tháng tiền nhà cho ông A, để lấy hóa đơn thuê nhà thì công ty B phải nộp thay số thuế TNCN, GTGT là:
Thuế GTGT = 10,6 x 3 x 5% = 1,59 triệu đồng
Thuế TNCN = 10,6 x 30% x 5% x 3 = 0,477 triệu đồng
B. Hồ sơ khai thuế:
- Mẫu số 01/KK-TTS tờ khai thuế hoạt động cho thuê tài sản
- Mẫu số 04/GTGT tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế tính theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu
- Mẫu số 08/KK-TNCN dành cho cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo kê khai
(Ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế)
- Các tài liệu khác liên quan đến việc thuê tài sản (hợp đồng, thanh lý…)
C. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế:
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau quý bắt đầu thời hạn thuê. Quý bắt đầu của thời hạn thuê được xác định theo tháng bắt đầu của thời hạn thuê theo hợp đồng.
Ví dụ 35: Ông X có phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thời hạn thuê là 3 năm kể từ ngày 10/04/2014 đến ngày 10/04/2017 và Ông X lựa chọn hình thức khai thuế theo từng hợp đồng thì thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2014.
2. Thời hạn nộp thuế: thời hạn nộp thuế là thời điểm khai thuế với cơ quan thuế.
P/s: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để bạn nắm được căn cứ và cách tính thuế nộp thay trường hợp thuê nhà, tài sản. Trường hợp doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế thuê nhà, tài sản thay cá nhân thì kế toán trực tiếp lên Chi cục thuế cấp hóa đơn, cán bộ thuế sẽ hướng dẫn đầy đủ các thủ tục và tính số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

Kế toán khoản phải thu, phải trả khách hàng - Những sai sót cần tránh

Kế toán khoản phải thu, phải trả khách hàng - Những sai sót cần tránh

Trong công tác kế toán, những sai sót, rủi ro trong việc hạch toán các nghiệp vụ là có thể xảy ra với bất kì ai kể cả người đã có kinh nghiệm. Một sai sót nhỏ trong kế toán cũng sẽ dẫn đến những hậu quả và phiền phức cho doanh nghiệp và cả người làm kế toán. Nhưng nếu nắm được những vấn đề dễ nhầm lẫn này sẽ giúp người làm kế toán hạn chế thấp nhất sai sót khi làm việc.
1. Các khoản phải thu của khách hàng

- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.

- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.

- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.

- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán

- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính

- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.

- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.

- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các khoản đặt trước tiền hàng cho người
bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

- Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.

- Không lập dự phòng đối với những khoản nợ quá hạn.

- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả.

- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn.

- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.

- Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.

- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.

- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.

- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.

- Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.

- Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ phải thu cuối kì.

- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.

- Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.

2. Phải thu khác

- Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.

- Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý không có biên bản kiểm kê, không xác định được nguyên nhân thiếu để quy trách nhiệm.

- Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn và dài hạn theo quy định.

- Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.

3. Các khoản phải Trả Người Bán 

- Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán,người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ). Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâu ngày hoặc có vấn đề…

- Công nợ phải trả quá hạn thanh toán (hoặc lâu ngày chưa được giải quyết).
- Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải trả nhưng chưa được xử lý.

- Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại thời điểm cuối năm.

- Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì.

- Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng.

- Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

- Cuối kì , chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên NH tại thời điểm lập BCTC.

- Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán, không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế.

- Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm.

- Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán.

- Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

- Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi với đối tác nước ngoài chưa thích hợp.

- Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ. Những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ.

- Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của Kiểm toán viên.

- Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng.

- Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đưn chứng từ không hợp lệ.

- Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với tổng phát sinh Nợ trên tài khoản phải trả không khớp nhau, có chênh lệch lớn.

- Các khoản phải trả với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.

- Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.

- Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán.

- Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác.

- Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm cho tại 31/12 TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả trước cho người bán.

- Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.

- Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặt giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về.

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Cách kê khai bổ sung – điều chỉnh thuế GTGT

Nguyên tắc khai bổ sung: Sai Đâu – Sửa Đấy

1. Sai sót trong thời hạn nộp tờ khai:

Dù sai sót của bạn là gì những vẫn nằm trong hạn nộp tờ khai thuế GTGT thì chúng ta chỉ cần  thực hiện sửa trên trực tiếp chỗ sai trên tờ khai đã kê khai sai đó là xong.
Trình từ: Chọn kỳ sai => chọn tờ khai lần đầu => chọn phụ lục kê khai sai => sửa lại cho đúng => ghi => gửi lại tờ khai.
Cơ quan thuế sẽ nhận tờ khai cuối cùng là tờ khai đúng  – không bị phạt.

2. Sai sót năm ngoài hạn nộp tờ khai:

a). Không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay được khấu trừ:
Ví dụ như:
+ Sai tên người mua, người bán.
+ Sai ký hiệu hóa đơn, mẫu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm phát hành hóa đơn.
+ Sai tên mặt hàng.
Cách điều chỉnh:
Với những sai sót này các bạn không thực hiện làm tờ khai bổ sung trên tờ “ KHBS ” mà chúng ta thực hiện như sau:
Trình tự: Chọn kỳ kê khai sai => chọn tờ khai lần đầu => chọn phụ lục kê khai sai => sửa lại.
Nhớ là ở trường hợp này các bạn không chọn tờ khai bổ sung nhé, Nếu các bạn chọn tờ khai bổ sung thì phần mềm không thể hiện thị các phụ lục để chúng ta sửa lại thông tin, Vì những sai sót này không thể hiện trên tờ khai, nên các bạn phải chọn tờ khai lần đầu thì mới ra phụ lục để sửa.
Sau khi các bạn đã điều chỉnh lại tờ khai chúng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau để gửi lên cơ quan thuế:
+ Biên bản giải trình sai sót.
Xem mẫu tại đây: Mẫu biên bản giải trình kê khai bổ sung.
+ Tờ khai thuế, kèm theo phụ lục của kỳ đã kê khai sai ( in phần có mã vạch đã được gửi qua mạng lần trước).
+ Tờ khai thuế, kèm theo phụ lục có thông tin đã được sửa đúng.
( Không bị phạt nhé)
b). Sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay số thuế còn được khấu trừ:
Trường hợp này kế toán bên ngoài hay gặp phải, gồm có các loại sai sót như sau:
+ Khai thừa – khai thiếu hóa đơn đầu ra.
+ Khai thừa hóa đơn đầu vào hay là phải khai giảm hóa đơn đầu vào do hóa đơn đó không đủ điền kiện khấu trừ
+ Khai sai doanh số, tiền thuế, mức thuế, giá trị hàng mua.
Các bạn phát hiện ra những sai sót trên cần thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung nhanh chóng theo trình tự sau:
B1: Chọn kỳ kê khai sai => chọn tờ khai bổ sung
B2: Điều chỉnh:
Phần mềm sẽ hiện ra giao diện của tờ khai thuế GTGT ở trạng thái bổ sung. Kế toán tiến hành thực hiện điều chỉnh:
+ Nếu sai sót liên quan đến hóa đơn đầu vào: kế toán thực hiện điều chỉnh (giảm) trực tiếp trên chỉ tiêu [23], [24], [25].
+ Nếu sai sót liên quan đến hóa đơn đầu ra: kế toán thực điều chỉnh ( tăng/giảm) trực tiếp trên chỉ tiêu: [29]. [30], [31], [32], [33]  theo các mức thuế suất tương ứng trên hóa đơn.
B3: Ấn “ Tổng hợp KHBS” để phần mềm tổng hợp dữ liệu.
B4: Mở tờ giải trình khai bổ sung – điều chỉnh bằng các ấn vào ship “ KHBS” phía dưới, cạnh tờ khai điều chỉnh.
Đây là mẫu tờ khai giải trình khai bổ sung – điều chỉnh:
ke-khai-bo-sung-thue-gtgt
Các bạn chỉ cần quan tâm đến kết quả giá trị chênh lệch giữa số điều chỉnh và số đã kê khai ở chi tiêu [40] và [43] như Kế Toán Hà Nội đã đánh dấu bên trên:
( giá trị ở trong ngoặc thể hiện giá trị âm)
-         Nếu [43] > 0 : cho vào chỉ tiêu [38] của kỳ này (tăng số thuế được khấu trừ)
-         Nếu [43] < 0 : cho vào chỉ tiêu [37] của kỳ này ( giảm số thuế còn được khấu trừ.
-         Nếu [40] > 0 : mang số điền đó đi nộp, kèm theo số tiền phạt chậm nộp phần mềm đã tính ở phần B.
-         Nếu [40] < 0 : kế toán tự theo dõi riêng bên ngoài, nếu kỳ sau phát sinh số thuế phải nộp thì trừ đi. ( tuyệt đối không được cho vào chỉ tiêu [38] của kỳ này vì chỉ tiêu này chỉ dành cho số thuế được khấu trừ chứ không phải là số thuế phải nộp như tính chất của chỉ tiêu [40] )
B5: giải trình: các bạn giải trình vào phần lý do khác, cuối tờ KHBS, lý do mà các bạn làm sai.
Sau khi thực hiện xong các bạn gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT và tờ giải trình khai bổ sung điều chỉnh này lên cơ quan thuế (qua mạng).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

-Tính thuế TNCN

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2014 mới nhất

12 Tháng 5 2014 lúc 10:23

1. Cách tính thuế TNCN

Đối với cá nhân cư trú và có ký hợp đồng từ 3 tháng trởlên:
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhânđối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhậptính thuế và thuế suất. Được xác định qua cách tính:
Thuế TNCN phải nộp =Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Theo điều 7 của Thông tư111/2013/TT-BCTC Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế- các khoản giảm trừ
Trong đó:
*    Thu nhập chịu thuế =Tổng lương nhận được - các khoản được miễn giảm
a, Tổng lương nhận được bao gồm  tiềnlương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiềnlương, tiền công mà người nộp thuế nhận được kể cả các khoản tiền thưởng lễ, tết...
b, Các khoản miễn giảm bao gồm:
- Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca: Nếu phụ cấp vào tiền lương thì không được vượtquá 680.000/ tháng. Nếu Doanh nghiệp tổ chức bữa ăn (tự nấu ăn) hay mua suấtăn, cấp phiếu ăn thì được trừ hết (không bị giới hạn)
- Tiền phụ cấp trang phục không vượt quá 5 triệu đồng/năm.
- Tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty.
- Tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờhành chính. Ví dụ: làm ban ngày được 5 nghìn/h nhưng làm thêm giờ ban đêm đượctrả 7 nghìn/h => 2 nghìn/h cao hơn này được miễn thuế.
*  Các khoản giảm trừ được quy địnhtại điều 9 thông tư 111/2013/TT-BCTC như sau:
- Giảm trừ gia cảnh:
+ Bản thân người nộp thuế: 9 triệu/tháng.
+ Người phụ thuộc: 3,6 triệu/người/tháng (phải được đăng ký với Thuế)
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc đang tham gia: BHXH, BHYT, BHTN
- Nếu trong kỳ người nộp thuế đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học thì cũngđược trừ nhưng phải có giấy chứng nhận của các tổ chức.
Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất theo biểulũy tiến từng phần, tức là tính theo từng Bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng. Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7  và Phụ lục:01/PL-TNCN như sau:
Phụ lục: 01/PL-TNCN
Phụ lục: 01/PL-TNCN

Theo như bảng trên thì có 2 cáchtính số thuế TNCN phải nộp, kế toán có thể tùy chọn áp dụng. Ví dụ vừa tính bằng phương pháp thủ công, và tính bằng cách rút gọn để kế toán có thể hiểu kỹ và sâu hơn:
Ví dụ: Bà Bắc làm việc ở Công ty Phương Nam, tháng 1năm 2014 bà Bắc nhận được các khoản thu nhập như sau:
+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 30.000.000
+ Phụ cấp ăn trưa: 800.000
+ Phụ cấp điện thoại 300.000
+ Bà nhận được 500.000 tiền thưởng.
Bà Bắc đóng các khoản bảo hiểm theo lương thực tế.
BHXH    30.000.000 X 8%
BHYT    30.000.000 X 1,5%
BHTN    30.000.000 X 1%
Tổng           3.150.000
( năm 2014 mức đóng BHXH là 8%tăng lên  1%  so với năm 2013) Chi tiết xem tại đây: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm2014
- Bà Bắc có 2 con nhỏ và đã đăng ký người phụthuộc tại Công ty Phương Nam.

Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Bắc trong tháng 1 năm 2014

1. Xác định thu nhập chịu thuế của Bà Bắc:
Tổng thu nhập của Bà Bắc trong tháng 1 là :
 30.000.000 + 800.000 + 300.000 + 500.000 = 31.600.000
Trong số đó bà Bắc được trừ :
- Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000
- Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định là 680.000 ( vậy là trong số 800.000 bà Bắc nhận được thì bà chỉ được trừ 680.000 còn 120.000 phải chịu thuế)
 Vậy thu nhập chịu thuế của Bà Bắc là: 
31.600.000 – 300.000 – 680.000 = 30.620.000
     
 2. Các khoản được giảm trừ:  

- Bản thân bà Bắc: 9.000.000
- Người phụ thuộc : 2 con là: 2  X  3.600.000 = 7.200.000
- Tiền đóng bảo hiểm: 3.150.000
=> Tổng các khoản được giảm trừ là: 9.000.000 + 7.200.000 + 3.150.000 =19.350.000
   
 3. Thu nhập tính thuế của Bà Bắc là:

 Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảmtrừ
                                        30.620.000     –      19.350.000      = 11.270.000
Bây giờ chúng ta sẽ tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Bà Bắc qua việc đưa thu nhập tính thuế 11.270.000 vào trong bảng tính thuế theo lũy tiến từng phần ở bên trên:
1. Tính theo cách phổ thông: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+  Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5.000.000 × 5% = 250.000
+  Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất10%:
(10.000.000 – 5.000.000) × 10% = 500.000
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất15%:
(11.270.000 – 10.000.000) × 15% = 190.500
Vậy tổng số thuế thu nhập cá nhân mà Bà Bắc phải nộp trong tháng 1 năm 2014 là:
250.000 + 500.000 + 190.500 = 940.500
2. Tính theo cách 2 ở bảng Phụ lục: 01/PL-TNCN cho nhanh hơn nhé:
Ta thấy Thu nhập tính thuế TNCN của bà Bắc là 11.270.000 thuộc BẬC 3 trong biểuthuế suất, và có cách tính là: 15% TNTT - 0,75 trđ
ð  Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của bà bắc trong tháng 1 năm 2014 là:
15% X 11.270.000 – 750.000 = 940.500

Các bạn thấy là cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau.Nhưng cách 2 rút gọn và nhanh hơn rất nhiều. Sau này khi làm việc các cũng nêntính theo cách 2 này.

THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ.

Thủ tục thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế được áp dụng trong 1 số trường hợp sau đây:

1. Trường hợp đổi tên cơ sở kinh doanh:

Cơ sở kinh doanh khi đổi tên phải kê khai thông tin đăng ký thuế ngay với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh theo tên mới (bản sao có công chứng).
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
Sau 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ kê khai thông tin đăng ký thuế của cơ sở kinh doanh, cơ quan Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh theo tên mới, nhưng với mã số thuế đã được cấp trước đây, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế cũ

2. Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng Tỉnh/TP

Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng địa bàn tỉnh: tổ chức, cá nhân nộp thuế phải khai báo với cơ quan Thuế nơi chuyển đi và nơi chuyển đến. Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-ĐK-TCT, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa điểm mới (chỉ đối với trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới theo quy định).
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý thì hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuếđược gửi đến Cục thuế để thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp thuế thuộc Chi cục thuế quản lý thì hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế được lập thành 2 bộ để gửi đến Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi và Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến. Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi phải thông báo tình hình nộp thuế và thanh toán hoá đơn của tổ chức, cá nhân nộp thuế theo mẫu số 09-MST cho Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến và Cục thuế trong thời hạn 8 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chuyển địa điểm.

3. Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh tới Tỉnh/TP khác

* Tại nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi: Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Quyết định hoặc đơn báo chuyển địa điểm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kê khai chuyển địa điểm của tổ chức, cá nhân nộp thuế, cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký thuế và phải lập Thông báo tình hình nộp thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế theo mẫu 09-MST để gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân nộp thuế và 01 bản cho cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến.
* Tại nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh theo địa chỉ mới, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải đến đăng ký thuế tại cơ quan Thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai thông tin đăng ký thuế ghi mã số thuế đã được cấp trước đó).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chuyển đến cấp (bản sao có công chứng).
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thông tin đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan Thuế phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế do cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi đã cấp.

4. Trường hợp thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế.

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung (bản sao có công chứng) đối với các trường hợp thay đổi thông tin đăng kí thuế phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin đăng ký thuế điều chỉnh vào hệ thống thông tin quản lý thuế. Cơ quan Thuế không cấp lại “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” cho các trường hợp điều chỉnh thông tin này

5. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, thẻ mã số thuế cá nhân.

* Trường hợp chỉ tiêu in trên Giấy chứng nhận có thay đổi thông tin đăng ký thuế: Hồ sơ gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
* Trường hợp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát: Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc) bị rách, nát.
* Trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, nguyên nhân mất, nơi mất, đề nghị cấp lại và cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng mã số thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
Cơ quan Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ điều chỉnh thông tin đăng ký thuế như quy định.
* Trường hợp cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân:
Cá nhân mất Thẻ mã số thuế cá nhân hoặc thẻ bị rách, nát, hỏng, làm đơn đề nghị cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân. Trong đơn phải ghi rõ: mã số thuế, họ tên, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu (nếu là người nước ngoài), nơi đăng ký cấp thẻ trước đây. Trường hợp đổi thẻ phải nộp lại thẻ cũ cho cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi thẻ.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Xử phạt mất hóa đơn theo số lượng hóa đơn bị mất?

Xử phạt mất hóa đơn theo số lượng hóa đơn bị mất?

Nhiều bạn thắc mắc trường hợp mất hóa đơn bị xử phạt theo số lượng hóa đơn bị mất hay chỉ phạt theo hành vi làm mất hóa đơn?
Căn cứ theo thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Điều 11: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (Bên bán)
Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến thời gian lưu trữ, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho các hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
Điều 12: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.
Công văn 3789/TCT-CS ngày 11/11/2013 của Tổng cục thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn cũng đã hướng dẫn về trường hợp này như sau:
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1476/CT-HCQTTVAC ngày 04/07/2013 của Cục Thuế tỉnh Bình Định nêu vướng mắc về việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi người mua làm mất hóa đơn (liên 2), không quy định xử phạt theo số lượng hóa đơn mất. Người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai, khấu trừ và hoàn thuế đối với các hóa đơn bị mất.
Nhu vậy đối với hành vi làm mất hóa đơn (cả Bên mua hay Bên bán) chỉ xử phạt theo từng lần mất hóa đơn, chứ không tính theo số lượng hóa đơn bị mất. Trường hợp doanh nghiệp gộp nhiều lần mất hóa đơn vào 1 lần thông báo,  vẫn bị xử phạt theo từng lần mất hóa đơn nếu Cơ quan thuế đủ căn cứ để xác định.
Share:

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế thuê nhà 2014

Hướng dẫn kê khai, nộp thuế thuê nhà 2014

Cá nhân, hộ gia đình có tài sản, nhà cho thuê thuộc đối tượng phải kê khai, nộp thuế, bao gồm:
- Giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
- Thuế Môn bài
(Điều 22 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế)
Theo quy định, các loại thuế trên do cá nhân có nhà, tài sản cho thuê tự kê khai, nộp thuế. Trường hợp doanh nghiệp và cá nhân cho thuê nhà, tài sản thỏa thuận người đi thuê nộp thay, thì doanh nghiệp được tính các khoản thuế này vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.
A. Xác định số thuế phải nộp thay:
1. Thuế Môn bài: căn cứ vào giá trị nhà, tài sản cho thuê. Thông thường Cơ quan thuế thường áp mức chung là 1.000.0000 đồng/năm (trường hợp hợp đồng bắt đầu sau 01/07 thì năm đầu tiên nộp 1/2 số thuế môn bài phải nộp).
2. Thuế GTGT & Thuế TNCN:
2.1. Quy đổi doanh thu chưa thuế sang doanh thu có thuế:
Do hợp đồng quy định là tiền thuế Doanh nghiệp chịu và nộp thay. Nên doanh thu tiền thuê nhà, tài sản là doanh thu không bao gồm thuế. Do đó, kế toán phải quy đổi sang doanh thu bao gồm thuế để làm căn cứ tính ra số thuế GTGT, TNCN phải nộp.
Cục thuế Thành phố Hà Nội có quy định Bảng quy đổi doanh thu chưa có thuế sang doanh thu có thuế như sau
Doanh thu chưa có thuế/tháng
Cách tính doanh thu tính thuế (triệu đồng)
Đến 5 triệu đồngDT tính thuế = DT chưa thuế/0,935
Trên 5 đồng đến 10 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 0,25 triệu)/0,92
Trên 10 đồng đến 18 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 0,75 triệu)/0,905
Trên 18 đồng đến 32 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 1,65 triệu)/0,89
Trên 32 đồng đến 52 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 3,25 triệu)/0,875
Trên 52 đồng đến 80 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 5,85 triệu)/0,86
Trên 80 triệuDT tính thuế = (DT chưa thuế - 9,85 triệu)/0,845
Ví dụ: Ngày 01/09/2013 Ông A có nhà tại Hà Nội, cho công ty Cổ phần B thuê nhà, với giá thuê một tháng là 10 triệu đồng. Thời gian thuê là 01 năm. Công ty Cổ phần B trả tiền 3 tháng/lần cho gia đình ông A và có trách nhiệm đóng góp các thuế phải nộp vào NSNN.
Căn cứ theo bảng trên thì Doanh thu tính thuế/tháng = (Doanh chưa thuế/tháng – 0,25 triệu )/0,92 = (10 – 0,25)/0,92 = 10,6 triệu đồng
2.2 Thuế GTGT & thuế TNCN phải nộp:
[Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x Số tháng trả tiền trước x 5%]
Trong đó mức thuế 5% được áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thuế GTGT
[Số thuế TNCN phải nộp/tháng = Doanh thu tính thuế x 30% x Thuế suất theo biểu lũy tiến]
[Số thuế TNCN phải nộp = Số thuế TNCN phải nộp/tháng x Số tháng trả tiền trước]
Trong đó 30% là tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh áp dụng theo Điều 8 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn thuế TNCN.
Theo như ví dụ trên thì: Ngày 01/09/2013 công ty cổ phần B thanh toán 3 tháng tiền nhà cho ông A, để lấy hóa đơn thuê nhà thì công ty B phải nộp thay số thuế TNCN, GTGT là:
Thuế GTGT = 10,6 x 3 x 5% = 1,59 triệu đồng
Thuế TNCN = 10,6 x 30% x 5% x 3 = 0,477 triệu đồng
B. Hồ sơ khai thuế:
- Mẫu số 01/KK-TTS tờ khai thuế hoạt động cho thuê tài sản
- Mẫu số 04/GTGT tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế tính theo phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu
- Mẫu số 08/KK-TNCN dành cho cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo kê khai
(Ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế)
- Các tài liệu khác liên quan đến việc thuê tài sản (hợp đồng, thanh lý…)
C. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế:
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau quý bắt đầu thời hạn thuê. Quý bắt đầu của thời hạn thuê được xác định theo tháng bắt đầu của thời hạn thuê theo hợp đồng.
Ví dụ 35: Ông X có phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thời hạn thuê là 3 năm kể từ ngày 10/04/2014 đến ngày 10/04/2017 và Ông X lựa chọn hình thức khai thuế theo từng hợp đồng thì thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2014.
2. Thời hạn nộp thuế: thời hạn nộp thuế là thời điểm khai thuế với cơ quan thuế.
P/s: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo để bạn nắm được căn cứ và cách tính thuế nộp thay trường hợp thuê nhà, tài sản. Trường hợp doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế thuê nhà, tài sản thay cá nhân thì kế toán trực tiếp lên Chi cục thuế cấp hóa đơn, cán bộ thuế sẽ hướng dẫn đầy đủ các thủ tục và tính số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.
Share:

Kế toán khoản phải thu, phải trả khách hàng - Những sai sót cần tránh

Kế toán khoản phải thu, phải trả khách hàng - Những sai sót cần tránh

Trong công tác kế toán, những sai sót, rủi ro trong việc hạch toán các nghiệp vụ là có thể xảy ra với bất kì ai kể cả người đã có kinh nghiệm. Một sai sót nhỏ trong kế toán cũng sẽ dẫn đến những hậu quả và phiền phức cho doanh nghiệp và cả người làm kế toán. Nhưng nếu nắm được những vấn đề dễ nhầm lẫn này sẽ giúp người làm kế toán hạn chế thấp nhất sai sót khi làm việc.
1. Các khoản phải thu của khách hàng

- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.

- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.

- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.

- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán

- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính

- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.

- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.

- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các khoản đặt trước tiền hàng cho người
bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

- Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.

- Không lập dự phòng đối với những khoản nợ quá hạn.

- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả.

- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn.

- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.

- Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.

- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.

- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.

- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.

- Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.

- Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ phải thu cuối kì.

- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.

- Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.

2. Phải thu khác

- Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.

- Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý không có biên bản kiểm kê, không xác định được nguyên nhân thiếu để quy trách nhiệm.

- Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn và dài hạn theo quy định.

- Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.

3. Các khoản phải Trả Người Bán 

- Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán,người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ). Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâu ngày hoặc có vấn đề…

- Công nợ phải trả quá hạn thanh toán (hoặc lâu ngày chưa được giải quyết).
- Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải trả nhưng chưa được xử lý.

- Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại thời điểm cuối năm.

- Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì.

- Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng.

- Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

- Cuối kì , chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên NH tại thời điểm lập BCTC.

- Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán, không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế.

- Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm.

- Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán.

- Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

- Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi với đối tác nước ngoài chưa thích hợp.

- Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ. Những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ.

- Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của Kiểm toán viên.

- Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng.

- Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đưn chứng từ không hợp lệ.

- Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với tổng phát sinh Nợ trên tài khoản phải trả không khớp nhau, có chênh lệch lớn.

- Các khoản phải trả với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.

- Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.

- Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán.

- Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác.

- Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm cho tại 31/12 TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả trước cho người bán.

- Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.

- Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặt giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về.
Share:

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Cách kê khai bổ sung – điều chỉnh thuế GTGT

Nguyên tắc khai bổ sung: Sai Đâu – Sửa Đấy

1. Sai sót trong thời hạn nộp tờ khai:

Dù sai sót của bạn là gì những vẫn nằm trong hạn nộp tờ khai thuế GTGT thì chúng ta chỉ cần  thực hiện sửa trên trực tiếp chỗ sai trên tờ khai đã kê khai sai đó là xong.
Trình từ: Chọn kỳ sai => chọn tờ khai lần đầu => chọn phụ lục kê khai sai => sửa lại cho đúng => ghi => gửi lại tờ khai.
Cơ quan thuế sẽ nhận tờ khai cuối cùng là tờ khai đúng  – không bị phạt.

2. Sai sót năm ngoài hạn nộp tờ khai:

a). Không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay được khấu trừ:
Ví dụ như:
+ Sai tên người mua, người bán.
+ Sai ký hiệu hóa đơn, mẫu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm phát hành hóa đơn.
+ Sai tên mặt hàng.
Cách điều chỉnh:
Với những sai sót này các bạn không thực hiện làm tờ khai bổ sung trên tờ “ KHBS ” mà chúng ta thực hiện như sau:
Trình tự: Chọn kỳ kê khai sai => chọn tờ khai lần đầu => chọn phụ lục kê khai sai => sửa lại.
Nhớ là ở trường hợp này các bạn không chọn tờ khai bổ sung nhé, Nếu các bạn chọn tờ khai bổ sung thì phần mềm không thể hiện thị các phụ lục để chúng ta sửa lại thông tin, Vì những sai sót này không thể hiện trên tờ khai, nên các bạn phải chọn tờ khai lần đầu thì mới ra phụ lục để sửa.
Sau khi các bạn đã điều chỉnh lại tờ khai chúng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau để gửi lên cơ quan thuế:
+ Biên bản giải trình sai sót.
Xem mẫu tại đây: Mẫu biên bản giải trình kê khai bổ sung.
+ Tờ khai thuế, kèm theo phụ lục của kỳ đã kê khai sai ( in phần có mã vạch đã được gửi qua mạng lần trước).
+ Tờ khai thuế, kèm theo phụ lục có thông tin đã được sửa đúng.
( Không bị phạt nhé)
b). Sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay số thuế còn được khấu trừ:
Trường hợp này kế toán bên ngoài hay gặp phải, gồm có các loại sai sót như sau:
+ Khai thừa – khai thiếu hóa đơn đầu ra.
+ Khai thừa hóa đơn đầu vào hay là phải khai giảm hóa đơn đầu vào do hóa đơn đó không đủ điền kiện khấu trừ
+ Khai sai doanh số, tiền thuế, mức thuế, giá trị hàng mua.
Các bạn phát hiện ra những sai sót trên cần thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung nhanh chóng theo trình tự sau:
B1: Chọn kỳ kê khai sai => chọn tờ khai bổ sung
B2: Điều chỉnh:
Phần mềm sẽ hiện ra giao diện của tờ khai thuế GTGT ở trạng thái bổ sung. Kế toán tiến hành thực hiện điều chỉnh:
+ Nếu sai sót liên quan đến hóa đơn đầu vào: kế toán thực hiện điều chỉnh (giảm) trực tiếp trên chỉ tiêu [23], [24], [25].
+ Nếu sai sót liên quan đến hóa đơn đầu ra: kế toán thực điều chỉnh ( tăng/giảm) trực tiếp trên chỉ tiêu: [29]. [30], [31], [32], [33]  theo các mức thuế suất tương ứng trên hóa đơn.
B3: Ấn “ Tổng hợp KHBS” để phần mềm tổng hợp dữ liệu.
B4: Mở tờ giải trình khai bổ sung – điều chỉnh bằng các ấn vào ship “ KHBS” phía dưới, cạnh tờ khai điều chỉnh.
Đây là mẫu tờ khai giải trình khai bổ sung – điều chỉnh:
ke-khai-bo-sung-thue-gtgt
Các bạn chỉ cần quan tâm đến kết quả giá trị chênh lệch giữa số điều chỉnh và số đã kê khai ở chi tiêu [40] và [43] như Kế Toán Hà Nội đã đánh dấu bên trên:
( giá trị ở trong ngoặc thể hiện giá trị âm)
-         Nếu [43] > 0 : cho vào chỉ tiêu [38] của kỳ này (tăng số thuế được khấu trừ)
-         Nếu [43] < 0 : cho vào chỉ tiêu [37] của kỳ này ( giảm số thuế còn được khấu trừ.
-         Nếu [40] > 0 : mang số điền đó đi nộp, kèm theo số tiền phạt chậm nộp phần mềm đã tính ở phần B.
-         Nếu [40] < 0 : kế toán tự theo dõi riêng bên ngoài, nếu kỳ sau phát sinh số thuế phải nộp thì trừ đi. ( tuyệt đối không được cho vào chỉ tiêu [38] của kỳ này vì chỉ tiêu này chỉ dành cho số thuế được khấu trừ chứ không phải là số thuế phải nộp như tính chất của chỉ tiêu [40] )
B5: giải trình: các bạn giải trình vào phần lý do khác, cuối tờ KHBS, lý do mà các bạn làm sai.
Sau khi thực hiện xong các bạn gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT và tờ giải trình khai bổ sung điều chỉnh này lên cơ quan thuế (qua mạng).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Share:

-Tính thuế TNCN

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2014 mới nhất

12 Tháng 5 2014 lúc 10:23

1. Cách tính thuế TNCN

Đối với cá nhân cư trú và có ký hợp đồng từ 3 tháng trởlên:
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhânđối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhậptính thuế và thuế suất. Được xác định qua cách tính:
Thuế TNCN phải nộp =Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Theo điều 7 của Thông tư111/2013/TT-BCTC Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế- các khoản giảm trừ
Trong đó:
*    Thu nhập chịu thuế =Tổng lương nhận được - các khoản được miễn giảm
a, Tổng lương nhận được bao gồm  tiềnlương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiềnlương, tiền công mà người nộp thuế nhận được kể cả các khoản tiền thưởng lễ, tết...
b, Các khoản miễn giảm bao gồm:
- Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca: Nếu phụ cấp vào tiền lương thì không được vượtquá 680.000/ tháng. Nếu Doanh nghiệp tổ chức bữa ăn (tự nấu ăn) hay mua suấtăn, cấp phiếu ăn thì được trừ hết (không bị giới hạn)
- Tiền phụ cấp trang phục không vượt quá 5 triệu đồng/năm.
- Tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty.
- Tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờhành chính. Ví dụ: làm ban ngày được 5 nghìn/h nhưng làm thêm giờ ban đêm đượctrả 7 nghìn/h => 2 nghìn/h cao hơn này được miễn thuế.
*  Các khoản giảm trừ được quy địnhtại điều 9 thông tư 111/2013/TT-BCTC như sau:
- Giảm trừ gia cảnh:
+ Bản thân người nộp thuế: 9 triệu/tháng.
+ Người phụ thuộc: 3,6 triệu/người/tháng (phải được đăng ký với Thuế)
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc đang tham gia: BHXH, BHYT, BHTN
- Nếu trong kỳ người nộp thuế đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học thì cũngđược trừ nhưng phải có giấy chứng nhận của các tổ chức.
Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế suất theo biểulũy tiến từng phần, tức là tính theo từng Bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng. Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7  và Phụ lục:01/PL-TNCN như sau:
Phụ lục: 01/PL-TNCN
Phụ lục: 01/PL-TNCN

Theo như bảng trên thì có 2 cáchtính số thuế TNCN phải nộp, kế toán có thể tùy chọn áp dụng. Ví dụ vừa tính bằng phương pháp thủ công, và tính bằng cách rút gọn để kế toán có thể hiểu kỹ và sâu hơn:
Ví dụ: Bà Bắc làm việc ở Công ty Phương Nam, tháng 1năm 2014 bà Bắc nhận được các khoản thu nhập như sau:
+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 30.000.000
+ Phụ cấp ăn trưa: 800.000
+ Phụ cấp điện thoại 300.000
+ Bà nhận được 500.000 tiền thưởng.
Bà Bắc đóng các khoản bảo hiểm theo lương thực tế.
BHXH    30.000.000 X 8%
BHYT    30.000.000 X 1,5%
BHTN    30.000.000 X 1%
Tổng           3.150.000
( năm 2014 mức đóng BHXH là 8%tăng lên  1%  so với năm 2013) Chi tiết xem tại đây: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm2014
- Bà Bắc có 2 con nhỏ và đã đăng ký người phụthuộc tại Công ty Phương Nam.

Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Bắc trong tháng 1 năm 2014

1. Xác định thu nhập chịu thuế của Bà Bắc:
Tổng thu nhập của Bà Bắc trong tháng 1 là :
 30.000.000 + 800.000 + 300.000 + 500.000 = 31.600.000
Trong số đó bà Bắc được trừ :
- Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000
- Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định là 680.000 ( vậy là trong số 800.000 bà Bắc nhận được thì bà chỉ được trừ 680.000 còn 120.000 phải chịu thuế)
 Vậy thu nhập chịu thuế của Bà Bắc là: 
31.600.000 – 300.000 – 680.000 = 30.620.000
     
 2. Các khoản được giảm trừ:  

- Bản thân bà Bắc: 9.000.000
- Người phụ thuộc : 2 con là: 2  X  3.600.000 = 7.200.000
- Tiền đóng bảo hiểm: 3.150.000
=> Tổng các khoản được giảm trừ là: 9.000.000 + 7.200.000 + 3.150.000 =19.350.000
   
 3. Thu nhập tính thuế của Bà Bắc là:

 Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảmtrừ
                                        30.620.000     –      19.350.000      = 11.270.000
Bây giờ chúng ta sẽ tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Bà Bắc qua việc đưa thu nhập tính thuế 11.270.000 vào trong bảng tính thuế theo lũy tiến từng phần ở bên trên:
1. Tính theo cách phổ thông: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+  Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5.000.000 × 5% = 250.000
+  Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất10%:
(10.000.000 – 5.000.000) × 10% = 500.000
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất15%:
(11.270.000 – 10.000.000) × 15% = 190.500
Vậy tổng số thuế thu nhập cá nhân mà Bà Bắc phải nộp trong tháng 1 năm 2014 là:
250.000 + 500.000 + 190.500 = 940.500
2. Tính theo cách 2 ở bảng Phụ lục: 01/PL-TNCN cho nhanh hơn nhé:
Ta thấy Thu nhập tính thuế TNCN của bà Bắc là 11.270.000 thuộc BẬC 3 trong biểuthuế suất, và có cách tính là: 15% TNTT - 0,75 trđ
ð  Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của bà bắc trong tháng 1 năm 2014 là:
15% X 11.270.000 – 750.000 = 940.500

Các bạn thấy là cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau.Nhưng cách 2 rút gọn và nhanh hơn rất nhiều. Sau này khi làm việc các cũng nêntính theo cách 2 này.
Share:

THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ.

Thủ tục thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế được áp dụng trong 1 số trường hợp sau đây:

1. Trường hợp đổi tên cơ sở kinh doanh:

Cơ sở kinh doanh khi đổi tên phải kê khai thông tin đăng ký thuế ngay với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh theo tên mới (bản sao có công chứng).
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
Sau 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ kê khai thông tin đăng ký thuế của cơ sở kinh doanh, cơ quan Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh theo tên mới, nhưng với mã số thuế đã được cấp trước đây, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế cũ

2. Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng Tỉnh/TP

Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng địa bàn tỉnh: tổ chức, cá nhân nộp thuế phải khai báo với cơ quan Thuế nơi chuyển đi và nơi chuyển đến. Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-ĐK-TCT, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa điểm mới (chỉ đối với trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới theo quy định).
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý thì hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuếđược gửi đến Cục thuế để thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp thuế thuộc Chi cục thuế quản lý thì hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế được lập thành 2 bộ để gửi đến Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi và Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến. Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi phải thông báo tình hình nộp thuế và thanh toán hoá đơn của tổ chức, cá nhân nộp thuế theo mẫu số 09-MST cho Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến và Cục thuế trong thời hạn 8 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chuyển địa điểm.

3. Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh tới Tỉnh/TP khác

* Tại nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi: Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Quyết định hoặc đơn báo chuyển địa điểm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kê khai chuyển địa điểm của tổ chức, cá nhân nộp thuế, cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký thuế và phải lập Thông báo tình hình nộp thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế theo mẫu 09-MST để gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân nộp thuế và 01 bản cho cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến.
* Tại nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh theo địa chỉ mới, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải đến đăng ký thuế tại cơ quan Thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai thông tin đăng ký thuế ghi mã số thuế đã được cấp trước đó).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chuyển đến cấp (bản sao có công chứng).
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thông tin đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan Thuế phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế do cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi đã cấp.

4. Trường hợp thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế.

  • Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung (bản sao có công chứng) đối với các trường hợp thay đổi thông tin đăng kí thuế phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin đăng ký thuế điều chỉnh vào hệ thống thông tin quản lý thuế. Cơ quan Thuế không cấp lại “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” cho các trường hợp điều chỉnh thông tin này

5. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, thẻ mã số thuế cá nhân.

* Trường hợp chỉ tiêu in trên Giấy chứng nhận có thay đổi thông tin đăng ký thuế: Hồ sơ gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
* Trường hợp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát: Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc) bị rách, nát.
* Trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế gồm:
  • Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, nguyên nhân mất, nơi mất, đề nghị cấp lại và cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng mã số thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
Cơ quan Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ điều chỉnh thông tin đăng ký thuế như quy định.
* Trường hợp cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân:
Cá nhân mất Thẻ mã số thuế cá nhân hoặc thẻ bị rách, nát, hỏng, làm đơn đề nghị cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân. Trong đơn phải ghi rõ: mã số thuế, họ tên, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu (nếu là người nước ngoài), nơi đăng ký cấp thẻ trước đây. Trường hợp đổi thẻ phải nộp lại thẻ cũ cho cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi thẻ.
Share:

Unordered List

Được tạo bởi Blogger.

Pages

Ordered List

Recent Posts

Unordered List

Theme Support